Đại sứ quán và lãnh sự quán là gì? (Cập nhật 2024)

Đại sứ quán và lãnh sự quán là hai cơ quan đại diện ngoại giao của một đất nước tại lãnh thổ của nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn nhầm lẫn hai cơ quan này là một. Vậy Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì
Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009.

2. Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

Theo quy định hiện hành, khái niệm Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong một văn bản nào. Tuy nhiên, theo giải thích tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán; còn cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.

Trên thực tế, Đại sứ quán thường được đặt tại thủ đô của nước khác, còn Lãnh sự quán thì thường đặt ở các tỉnh, thành phố, vùng khác. Như vậy, có thể hiểu Lãnh sự quán là cơ quan đại diện lãnh sự và Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một nước đặt tại một nước khác khi hai nước có quan hệ ngoại giao với nhau

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

Theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Đại sứ quán và Lãnh sự quán có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng – an ninh:
  • Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
  • Thúc đẩy quan hệ văn hóa
  • Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
  • Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
  • Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
  • Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện
  • Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện

4. Căn cứ thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động của Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

Đại sứ quán và Lãnh sự quán được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Hai cơ quan này được thành lập theo các bước như sau:

  • Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
  • Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.

5. Thành viên của Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

Thành viên cơ quan đại diện phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và đáp ứng quy định của Bộ Ngoại giao; đồng thời phải có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác.

Theo đó, chức vụ ngoại giao của Đại sứ quán bao gồm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; Đại sứ; Công sứ; Tham tán Công sứ; Tham tán; Bí thư thứ nhất; Bí thư thứ hai; Bí thứ thứ ba; Tùy viên. Chức vụ lãnh sự bao gồm: Tổng Lãnh sự; Phó Tổng Lãnh sự; Lãnh sự; Phó Lãnh sự; Tùy viên lãnh sự.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.

Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện

Người đứng đầu cơ quan đại diện có những trách nhiệm như sau:

  • Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.
  • Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện phù hợp với quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và yêu cầu công tác của cơ quan đại diện; phối hợp với cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện; quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện; khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  • Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
  • Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm kinh phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế và chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, có quyền quyết định biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của thành viên cơ quan đại diện và gia đình, tài liệu và tài sản của cơ quan đại diện, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Trong trường hợp đặc biệt, quyết định đưa về nước thành viên cơ quan đại diện không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định pháp lý về Đại sứ quán và lãnh sự quán là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì, phân biệt được sự khác nhau giữa hai cơ quan đại diện ngoại giao này. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (804 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo