CSM trong hóa đơn tiền điện là gì?

Hiện nay quý khách hàng đã tiếp xúc với Bản thể hiện Hóa đơn điện tử tiền điện. Tuy nhiên trên hóa đơn có một số thông tin hoặc ký hiệu đang được viết tắt, để hỗ trợ khách hàng biết thêm các thông tin chi tiết trên Hóa đơn, trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp đến cho khách hàng một số thông tin liên quan đến thuật ngữ viết tắt trong hóa đơn tiền điện. 

Hướng Dẫn Cách Tính Hóa đơn Tiền điện

1. Quy định các ký hiệu trên hóa đơn. 

Ký hiệu mẫu số hóa đơn (mẫu hóa đơn): 

Theo Phụ lục Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa  đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự, trong đó:

  • 2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn
  • Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn
  • 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
  • 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
  • 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn. 

Ký hiệu hóa đơn

Ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự đối với hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành.

  • 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.

Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;

  • 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm thông báo phát hành hóa đơn và hình thức hóa đơn.
  • Năm thông báo phát hành hóa đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thông báo phát hành;
  • Ký hiệu của hình thức hóa đơn: sử dụng 3 ký hiệu:

E: Hoá đơn điện tử,

T: Hoá đơn tự in,

P: Hoá đơn đặt in;

Ký hiệu hóa đơn và năm thông báo phát hành, hình thức hóa đơn được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).

Ví dụ:

AA/11E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn phát hành năm 2011; E: hình thức hóa đơn điện tử;

2. CMS trong hóa đơn tiền điện là gì ? 

Phương pháp tính tiền điện với các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trong trường hợp ngành điện điều chỉnh lịch ghi chỉ số công tơ để đảm bảo công tác vận hành an toàn lưới điện.

Theo Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, các mức bậc thang để tính tiền điện đối với khách hàng mua điện mục đích sinh hoạt được xác định trên cơ sở số ngày sử dụng điện thực tế của khách hàng, theo công thức:

Mqi

Mti = ------- x N x h (kWh)

T

Trong đó:

Mti - Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);

Mqi - Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá (kWh);

N - Số ngày tính tiền (ngày);

T - Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề (ngày);

h - Số hộ dùng chung;

(Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị)

Ví dụ:

Hộ gia đình ông Nguyễn Văn A có ngày ghi chỉ số công tơ hàng tháng vào ngày 16. Trong tháng 6/2016 do Công ty Điện lực tiến hành san tải TBA B sang TBA C dẫn tới kể từ tháng 6/2016 lịch ghi chỉ số của khách hàng thay đổi từ ngày 16 về ngày 14.

Điện năng tiêu thụ của kỳ hóa đơn tháng 6/2016 là 259kWh. Cách tính hóa đơn tiền điện tháng 6/2016 của gia đình ông Nguyễn Văn A như sau:

Kỳ hóa đơn tháng 6/2016: Số ngày định mức nếu không dịch chuyển ngày ghi chỉ số tháng 6/2016 (từ ngày 17/5/2016 đến hết ngày 16/6/2016) là 31 ngày. Số ngày dùng điện thực tế của khách hàng (từ ngày 17/5/2016 đến hết ngày 14/6/2016) là 29 ngày. Cụ thể như bảng sau:

STT Đơn giá Định mức cơ bản Định mức của khách hàng Sản lượng Tiền (đồng)
1 1,484 50 47 47 69,748
2 1,533 50 47 47 72,051
3 1,786 100 94 94 167,884
4 2,242 100 94 71 159,182
5 2,503 100 94 0 0
6 2,587 Còn lại Còn lại 0 0
259 468,865
Tiền điện: 468,865
Thuế GTGT (10%): 46,887
Tổng Cộng 515,752

*Thay công tơ định kỳ theo quy định của Luật Đo lường:

Cách tính lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện = Sản lượng điện tiêu thụ trước khi thay công tơ (Sc)+ Sản lượng điện tiêu thụ sau khi thay công tơ điện (Sm). Cụ thể:

Sc= chỉ số ghi được trên công tơ cũ vào thời điểm treo tháo công tơ chỉ số công tơ tháng n.

 

Sm= chỉ số công tơ tháng (n+1) - chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo tháo công tơ.

3. Ví dụ về tính hóa đơn tiền điện. 

Hóa đơn tiền điện sinh hoạt tháng 6 như sau:

CSM: KT 6486

CSC: KT 6067

DNTT: 419

Tien dien: 853.103d

Thue: 85.310d

Tong tien: 938.413d

Sản lượng Đơn giá Thành tiền
50    1.484    74.200   
50    1.533    76.650   
100    1.786    178.600   
100    2.242    224.20

   

100    2.503    250.300   
19    2.587    49.153 

 

Tiền điện 853.103   
Thuế (10%) 85.310   
Tổng tiền 938.413   

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “CSM trong hóa đơn tiền điện là gì ? ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (260 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo