Công văn ứng phó với dịch bệnh covid Vũng Tàu cập nhật mới nhất 2023

Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới. Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy giảm giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ. Bài viết dưới đây ACC thông tin đến quý bạn đọc nội dung về Công văn ứng phó với dịch bệnh covid Vũng Tàu cập nhật mới nhất 2023.

Công văn ứng phó với dịch bệnh covid vũng tàu cập nhật mới nhất 2022
Công văn ứng phó với dịch bệnh covid vũng tàu cập nhật mới nhất 2022

1. Tình hình covid tại Vũng Tàu

Tính đên thời điểm hiện tại số ca mắc mới ghi nhận trong ngày 11.1 là 343 ca; ghi nhận trong ngày 12.1 là 402 ca; ghi nhận trong ngày 13.1 là 329 ca. Trong đó trên 86% số ca mắc mới được ghi nhận trong cộng đồng. Đứng trước tình hình trên tỉnh Vũng Tàu đã và đang thực hiện các biện pháp do Bộ y tế đề ra nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

2. Chính sách phòng chống covid tại Vũng Tàu

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Công văn giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công điện số 22/CĐ-BYT về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến thế mới (Omicron) của vi rút SARS-CoV-2; đồng thời thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Bộ Y tế -  Theo Cổng thôn tin điện tử Bà Rịa Vũng Tàu

Nội dung cụ thể như sau: 

Đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trước biến thể mới Omiron, đến nay biến chủng này đã lây lan ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 27/12/2021 Thành phố Hà Nội đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên về từ nước Anh được phát hiện tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 20 trường hợp nhiễm biến thể Omicron tại 3 khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung, từ 9 chuyến bay về từ 5 quốc gia. Đây là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời. Thời gian tới, nguy cơ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc biến thể Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn. Để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong bối cảnh biến thể Omicron có thể xâm nhập và lây lan nhanh; Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) điện và đề nghị Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:

1. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống biến thể Omicron; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo phương châm 4 tại chỗ và có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế; tiếp tục phát huy vai trò của Tổ COVID cộng đồng, Trạm Y tế lưu động, không để xảy ra tình trạng người bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế, không được tư vấn, cấp phát thuốc điều trị.

2. Tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định; tăng cường giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để lây lan ra cộng đồng. Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến thể Omicron đến để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định.

Khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19, đặc biệt là biến thể Omicron, thực hiện mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho các địa phương liên quan để phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1; trả kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

3. Điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện phân luồng, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt; cán bộ y tế, các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao cần cảnh giác. Thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế; bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.

4. Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; rà soát, tiêm vét cho tất cả các đối tượng nguy cơ cao, người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, đảm bảo an toàn, hiệu quả; triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại với các trường hợp đủ thời gian theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.

5. Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp, trường học. Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... yêu cầu thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19.

6. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao cảnh giác của người dân trước biến thể Omicron, không tụ tập đông người khi không cần thiết, thực hiện nghiêm 5K, tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt những người nhập cảnh và gia đình phải thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, không ra khỏi nơi lưu trú, xét nghiệm SARS-CoV-2 khi mới nhập cảnh theo quy định.

7. Thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Bộ Y tế 

3. Tỉnh Vũng tàu cũng đang đẩy mạnh tiêm

UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine theo công điện của Bộ Y tế để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.Các địa phương cần hoàn thành  cho người từ 12 tuổi trở lên trong tháng 1/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên trong Quý I/2022.

Trên đây là toàn bộ Công văn ứng phó với dịch bệnh covid vũng tàu cập nhật mới nhất 2022 tính đến thời điểm hiện tại. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ cho công ty luật ACC để được giải đáp kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (415 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo