Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam [2024]

Ngày nay, việc các Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trở thành từ khóa cho các nhà đầu tư. Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam với mục đích thực hiện dự án đầu tư nhanh chóng và rút ngắn được thủ tục. Vậy Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam có hợp pháp hay không? Trình tư, thủ tục để Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam là như thế nào?. Bài viết dưới đây công ty luật ACC sẽ giải thích cho bạn các quy định của pháp luật liên quan đến việc Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

1.     Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam là gì?

Trên thực theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì việc Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam  là một trong 4 hình thức đầu tư. Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam thuộc vào hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Với việc Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam sẽ giúp cho việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

2.     Quy định của pháp luật về Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

  • a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Điều này có thể thấy việc Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam  là đúng với quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Có thể nói, việc các Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam đã và đang là phương án hữu hiệu để tăng sự phát triển kinh tế và tăng số lượng công việc cho lao động Việt Nam.

3.     Các hình thức để Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Căn cứ vào Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

4. Hồ sơ để Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Để Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam thì cần phải chuẩn bị hồ sơ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nộp cho Sở ế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư nước ngoài, Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam.

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được quy định tại Thông tư 03/2021 quy định hướng dẫn luật đầu tư.

Thông tin của nhà đầu tư nước ngoài muốn  đầu tư vào Việt Nam. (giấy chứng nhận  đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư là cá nhân)

Văn bản đăng ký góp vốn khi Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Văn bản này là sự thỏa thuận của Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam và tổ chức nhận phần vốn góp.

Bản cam kết đối với Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam, cam kết mọi thông được kê khai là đúng sự thật, đúng quy định của pháp luật.

Giấy ủy quyền nếu như Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam ủy quyền cho bên thứ 3 tiến hành các hoạt động để đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

5.     Ưu điểm và nhược điểm đối với các Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Ưu điểm:

Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam thì hoạt động đầu tư sẽ được diên ra nhanh chóng không cần nhiều thủ tục rườm rà phức tạp

Nhược điểm:

Nếu nhà đầu tư/ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam góp vốn chiếm >50% vốn điều lệ thì công ty phải tiến hành xin thực hiện dự án đầu tư lần nữa.

6.     Điều kiện để Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức trên phải đáp ứng điều kiện sau:

Tỷ lệ sở hữu của Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

7.     Thủ tục để Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
  • c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.

ACC chuyên dịch vụ đầu tư nước ngoài

Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! 

8. Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Công ty Luật ACC là một trong những đơn có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam và được chú trọng bài bản, đầu vào nhân viên cũng được tuyển chọn rất gắt gao để có được những nhân viên ưu tú nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Qua quá trình tồn tại và phát triển, hiện tại chúng tôi đã xây dựng được đội ngũ Luật sư, Luật gia, các chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm, hết sức nhiệt huyết với nghề Luật.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty Luật ACC tự tin khẳng định chất lượng của cung cấp dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam của Công ty Luật ACC. Chúng tôi, với nhiều nhiều năm kinh nghiệm liên quan  cung cấp dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Chúng tôi còn có nguyên tắc đó chính là tôn trọng thông tin tuyệt đối cho khách hàng. Nhân viên tận tình tư vấn.

9. Những câu hỏi thường gặp về công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm những ai?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định như sau: Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Tài sản góp vốn theo quy định gồm những gì?

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức nào?

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức nào?

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;  Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;  Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Công ty luật ACC xin cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với ACC để được giải đáp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ liên quan đến dịch vụ hỗ trợ Công ty nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại, zalo, facebook hoặc email để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1174 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo