Công Chứng Là Gì? (Cập Nhật 2024)

Công chứng là gì? Công chứng giấy tờ diễn ra phổ biến hiện nay và giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch, hợp đồng trong mọi lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu những nội dung về công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải ai cũng đã nắm rõ và chính xác. Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này từ những quy định pháp luật được cập nhật hiện nay.

Công chứng là gì?
Công chứng là gì?

1. Công chứng là gì?

Công chứng thường được chúng ta nhắc đến khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ, tài liệu. Vậy hoạt động này được hiểu như thế nào.

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Luật công chứng năm 2014 đã đưa ra khái niệm công chứng là gì? Theo đó, chúng ta có thể hiểu như sau:

Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

- Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.

- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Trong đó:

- Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật:

+ Có bằng cử nhân luật;

+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định;

+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

- Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài.

- Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

- Thực hiện công chứng trong 02 trường hợp sau:

+ Theo quy định của pháp luật phải công chứng

+ Cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Dịch vụ công chứng không cần dùng bản gốc có được không? Chi phí công chứng hiện này là bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Dịch vụ công chứng

2. Ai có thẩm quyền thực hiện công chứng?

Hiểu được về thẩm quyền công chứng bên cạnh biết công chứng là gì? sẽ giúp chúng ta xác định chính xác nơi mà chúng ta cần gửi hồ sơ đề nghị công chứng tới. Điều này giúp chúng ta nhận diện được những tổ chức hành nghề công chứng đúng pháp luật, tránh rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục công chứng.

- Người có thẩm quyền công chứng là công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên phải đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp và chỉ được thực hiện tư cách hành nghề công chứng khi được cấp Thẻ công chứng.

- Hai tổ chức hành nghề công chứng đang được pháp luật ghi nhận là: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

- Phòng công chứng:

+ Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

+ Đại diện cho Phòng công chứng là Trưởng phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Trưởng phòng công chứng đồng thời cũng phải là công chứng viên.

- Văn phòng công chứng:

+ Được tổ chức và hoạt động dưới dạng công ty hợp danh.

+ Gồm hai công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn.

+ Trưởng văn phòng công chứng là một trong hai công chứng viên hợp danh và có thời gian hành nghề tối thiểu là 02 năm.

3. Lý do cần công chứng là gì?

Pháp luật hiện nay không liệt kê những trường hợp nào sẽ cần công chứng là gì? Tuy nhiên, dựa vào những văn bản pháp luật chuyên ngành khác có thể thấy rằng nếu không thực hiện dịch vụ công chứng thì những hợp đồng, giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên.  

Thực hiện công chứng giúp các bên tham gia giao dịch được đảm bảo an toàn về pháp lý khi có tranh chấp xảy ra:

- Ghi nhận sự kiện pháp lý xảy ra trên thực tế

- Xác nhận giao dịch, hợp đồng hợp pháp, được pháp luật bảo vệ

- Có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh.

Trên đây là những quy định về công chứng là gì? mà ACC muốn gửi tới. Hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoạt động công chứng để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả, có ích cho bản thân mình. Hãy coi đây là một biện pháp quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ khi có rủi ro pháp lý xảy ra. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (754 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo