Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài (2024)

Ủy quyền giúp cá nhân, tổ chức không thể tự thực hiện được một công việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình thì có thể để một cá nhân, tổ chức khác thực hiện thay. Hiện nay, trong phạm vi giữa người ủy quyền ở quốc gia này và người được ủy quyền đang ở quốc gia khác thì công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài có sự khác biệt so với trong nước. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài
Công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài

1. Hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài

Căn cứ quy định về Hợp đồng ủy quyền tại Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật công chứng năm 2014 có thể thấy rằng:

- Hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài có những đặc điểm sau:

+ Hình thức là dạng hợp đồng ủy quyền nói chung: Ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên được ủy quyền và bên ủy quyền, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Bên ủy quyền đang ở nước ngoài, không có mặt tại Việt Nam muốn ủy quyền cho bên được ủy quyền thay mình thực hiện một công việc cụ thể tại Việt Nam.

Do đó, khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền, các bên sẽ không thể cùng nhau đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài như thủ tục chung thông thường được.

2. Thẩm quyền công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài

2.1 Căn cứ pháp lý 

- Luật công chứng năm 2014

- Luật cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2017

- Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2.2 Thẩm quyền công chứng 

Dựa vào những căn cứ pháp lý trên, pháp luật quy định về thẩm quyền công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

- Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:

+ Cơ quan đại diện ngoại giao: Đại sứ quán

+ Cơ quan đại diện lãnh sự: Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán

+ Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế: Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.

- Căn cứ Khoản 7, Điều 8, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2017 quy định một trong những nhiệm vụ lãnh sự đó là: 

+ Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.

+ Tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

- Tại Điều 78, Luật công chứng năm 2014 quy định việc công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, trong đó liệt kê những văn bản nằm trong thẩm quyền công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:

+ Di chúc

+ Văn bản từ chối nhận di sản

+ Văn bản ủy quyền 

+ Các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

3. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài

Điểm chung

- Về thành phần hồ sơ đề nghị công chứng và trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện giống đối với Hợp đồng ủy quyền thông thường.

Xin mời tham khảo tại bài viết: Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Ủy Quyền (Cập Nhật 2021)

Điểm riêng

Về hồ sơ

Bổ sung Hợp đồng ủy quyền được công chứng bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào thành phần hồ sơ để nghị công chứng.

Về trình tự, thủ tục

Điều 55, Luật công chứng quy định về thủ tục công chứng hai lần đối với công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài như sau:

- Bên ủy quyền đi công chứng lần 1 tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở quốc gia nơi cư trú.

- Bên được ủy quyền thực hiện công chứng lần 2 tại tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền đó.

Như vậy, đối với công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài thì các bên sẽ phải thực hiện công chứng hai lần thay vì cùng nhau đến một tổ chức công chứng như thủ tục chung thông thường. Qúa trình thực hiện sẽ gặp những khó khăn nhiều hơn vì mang yếu tố nước ngoài, do đó, khi có bất kỳ vướng mắc nào, xin hãy liên hệ đến Công ty luật ACC để được hỗ trợ bởi dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (718 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo