Hiện nay có thể bạn đọc sẽ thắc mắc về khái niệm hay các quy định liên quan đến công chứng giấy tờ. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết về Thực hiện công chứng giấy tờ mất bao lâu? cùng với ACC:
Thực hiện công chứng giấy tờ mất bao lâu?
1. Công chứng giấy tờ ở nơi nào?
Điều 44 của Luật Công chứng năm 2014 quy định về nơi công chứng giấy tờ như sau:
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, ngoại trừ các trường hợp sau thì có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định được nêu tại Chương III của Luật Công chứng năm 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Như vậy, người yêu cầu công chứng có thể công chứng HĐ, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng chông chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.
2. Công chứng cần đem theo những loại giấy tờ gì?
Theo như các hướng dẫn tại Luật Công chứng năm 2014, đối với trường hợp công chứng HĐ, giao dịch thì hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:
- Dự thảo HĐ, giao dịch (nếu có) (ví du: HĐ mua bán nhà);
- Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu còn hạn của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp HĐ, giao dịch liên quan đến tài sản đó (chẳng hạn Sổ đỏ);
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến HĐ, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (bản sao là bản photo, không cần chứng thực).
- Bản chính tất cả các giấy tờ nêu trên (để đối chiếu).
3. Thực hiện công chứng giấy tờ mất bao lâu?
Theo quy định tại Điều 43 của Luật công chứng năm 2014 có quy định về thời hạn công chứng thì thời hạn công chứng là không được quá 2 ngày làm việc; đối với HĐ, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp hơn thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày làm việc. Vì vậy, cần phải phụ thuộc vào HĐ, giao dịch yêu cầu công chứng cảu bạn có phức tạp hay không mới có thể xác định thời hạn chính xác.
4. Phí công chứng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Công chứng năm 2014 có quy định về phí công chứng như sau:
- Phí công chứng sẽ bao gồm phí công chứng HĐ, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
- Người yêu cầu công chứng HĐ, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng cần phải tiến hành nộp phí công chứng.
- Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mức phí công chứng HĐ, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị HĐ, giao dịch được quy định như sau:
TT |
Loại việc |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng HĐ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp |
40 nghìn |
2 | Công chứng HĐ bảo lãnh |
100 nghìn |
3 | Công chứng HĐ ủy quyền |
50 nghìn |
4 | Công chứng giấy ủy quyền |
20 nghìn |
5 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung HĐ, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị HĐ, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) |
40 nghìn |
6 | Công chứng việc hủy bỏ HĐ, giao dịch |
25 nghìn |
7 | Công chứng di chúc |
50 nghìn |
8 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản |
20 nghìn |
9 | Các công việc công chứng HĐ, giao dịch khác |
40 nghìn |
- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
- Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
- Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Trường hợp người yêu cầu công chứng cần công chứng nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
Việc tìm hiểu về công chứng giấy tờ sẽ giúp ích cho bạn đọc đọc khi gặp các vấn đề liên quan đến loại giấy tờ này, những gì xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thực hiện công chứng giấy tờ mất bao lâu? gửi đến quý bạn đọc đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận