Thủ tục công bố hợp quy bao bì thực phẩm năm 2024

Sự ra đời của bao bì trong xã hội hiện đại đã góp phần giúp cuộc sống của con người trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Bao bì có tác dụng bảo quản thực phẩm, sạch, an toàn, tránh tiếp xúc với những thành phần độc hại từ bên ngoài và ảnh hưởng chính đến chất lượng sản phẩm. Thủ tục công bố hợp quy bao bì thực phẩm năm 2023 được thực hiện như sau:

Thủ tục công bố hợp quy bao bì thực phẩm

Thủ tục công bố hợp quy bao bì thực phẩm

1. Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc các tổ chức, cá nhân tự thực hiện hoạt động công bố sản phẩm, hàng hóa, quy trình,… phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được quy định cụ thể. Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng trong đó có bao gồm bao bì thực phẩm.

Đối với bao bì, cần phải đáp ứng các quy chuẩn Việt Nam như sau:

  •     QCVN 12-1:2011/BYT – Quy chuẩn về an toàn vệ sinh đối với bao bì – dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  •     QCVN 12-2:2011/BYT – Quy chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì – dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  •     QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì – dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  •     QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì – dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  •     Quy định an toàn vệ sinh đối với dụng cụ chứa đựng thực phẩm theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19.12.2007 – Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm.

Quy trình và thủ tục thực hiện đối với công bố hợp quy bao bì thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật An toàn vệ sinh thực phẩm

2. Thủ tục công bố hợp quy bao bì thực phẩm mới nhất hiện nay

2.1 Công bố hợp quy bao bì thực phẩm dựa trên kết quả tự đánh giá:

a. Đối với bao bì thực phẩm được sản xuất trong nước:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân với các giấy tờ chính như sau:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

- Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa

b. Đối với bao bì thực phẩm nhập khẩu:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng bao bì nhập khẩu

Việc đăng ký phải có đầy đủ các thông tin: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bước 2: Cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng bao bì thực phẩm

- Trong thời gian 01 ngày làm việc

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành

- Được nộp cho cơ quan hải quan nhằm mục đích được phép thông quan hàng hóa

Bước 4:  Tổ chức cá nhân nộp kết quả tự đánh giá

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan cho cơ quan chuyên ngành

Hồ sơ gồm:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

- Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

Lưu ý:

- Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và đảm bảo bao bì phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Nếu bao bì không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật

2.2 Công bố hợp quy bao bì dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận

a. Đối với bao bì thực phẩm được sản xuất trong nước:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy bao bì thực phẩm cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

- Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

Bước 2: Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b. Đối với bao bì thực phẩm nhập khẩu:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

- Cần phải đáp ứng đầy đủ các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bước 2: Nhận xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng bao bì nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân

- Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành cần xác nhận

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan bao bì nhập khẩu

Bước 4: Tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành về bao bì

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa

Lưu ý:

- Trường hợp bao bì thực phẩm đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

- Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và đảm bảo hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Nếu bao bì không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2.3 Công bố hợp quy bao bì thực phẩm dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a  Đối với bao bì thực phẩm được sản xuất trong nước:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy bao bì thực phẩm cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

- Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định

Bước 2: Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b. Đối với bao bì thực phẩm được nhập khẩu:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng bao bì nhập khẩu

- Đáp ứng các thông tin: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng bao bì

- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định

Bước 2: Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng bao bì nhập khẩu;

Bước 3: Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng bao bì nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4: Cơ quan chuyên ngành xử lý hồ sơ công bố hợp quy

3. Một số câu hỏi thường gặp về công bố hợp quy bao bì thực phẩm

3.1 Có mấy loại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao bì thực phẩm?

Có 04 loại quy chuẩn được quy định, bao gồm:

  •     Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su– QCVN 12-2:2011/BYT
  •     Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp– QCVN 12-1:2011/BYT
  •     Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại– QCVN 12-3:2011/BYT
  •     Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng thủy tinh và gốm sứ – QCVN 12-4:2015/BYT

3.2 Xử phạt tiền như thế nào về vi phạm công bố hợp quy bao bì thực phẩm?

Các hành vi vi phạm và mức phạt tiền về công bố hợp quy bao bì cụ thể là:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi vi phạm:

  •     Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
  •     Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
  •     Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
  •     Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:

  •     Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực;
  •     Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  •     Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật;
  •     Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025;
  •     Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:

  •     Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm
  •     Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm:

  •     Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
  •     Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

3.3 Công bố chứng nhận hợp quy bao bì được xử lý bởi cơ quan chuyên ngành nào?

- Ở Hà Nội: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội

- Ở Thành phố Hồ Chí Minh: Ban quản lý An toàn thực phẩm Hồ Chí Minh

- Tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước: Tùy thuộc vào phân cấp thẩm quyền quản lý, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ nên phải liên hệ để biết chi tiết

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1063 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo