LỢI VÀ HẠI CỦA CỎ THÀI LÀI (RAU TRAI) TRONG VƯỜN CÂY

Cỏ Thài Lài hay còn được bà con hay gọi với tên là cỏ Rau Trai, chúng phát triển rất nhanh trên đất trồng trong mùa mưa, những chỗ ẩm ướt, khu đất cạn. Dễ bắt gặp cỏ Thài Lài phát triển xung quanh các gốc cây ăn trái, bờ mương, bờ ao,…

Cỏ Thài Lài (Cỏ Rau Trai)

Rau Trai (Thài Lài)
Từ trước đến nay, bà con mình thường sẽ tìm cách diệt trừ cỏ thài lài (cỏ rau trai) vì chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, đặt biệt là trong các vườn trồng cây có múi như: vườn cây cam, vườn cây bưởi, quýt,…

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây thì lại có một số nhà vườn tiến hành trồng hoặc giữ lại loại cỏ này trên đất trồng cây có múi vì nhận thấy một số lợi ích nhất định mà loại cỏ dại này mang lại

Vậy

đâu là mặt lợi, đâu là mặt hại của cỏ thài lài đối với vườn cây có múi?

Bà con hãy cùng An Nông đi tìm hiểu thông tin để có phương pháp chăm sóc tốt hơn cho vườn cây trồng nhà mình nhé!

So sánh mặt lợi và mặt hại của cỏ rau trai đối với vườn cây ăn quả

Giữ ẩm cho vườn trồng trong mùa nắng nóng Cỏ dại bao phủ toàn bộ mặt đất đồng nghĩa với việc cỏ Rau Trai sẽ lấy đi một số chất dinh dưỡng có trong đất
Cây trồng phải “chia sẻ” chất dinh dưỡng cho cỏ dại

Chất lượng cây trồng/Năng suất cho trái ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng nếu không đủ chất dinh dưỡng

Khó khăn cho việc bón phân cho cây trồng

Chóng xói mòn đất trong mùa mưa, đặt biệt là vườn trồng theo bờ/luống, cây trồng đắp mô
Góp phần giảm ngập úng khi mưa nhiều
(chúng sẽ hút lượng nước để sinh sống → góp phần làm giảm lượng nước có trong đất)

Thảm cỏ thài lài là nơi cư trú của nhiêu côn trùng có lợi cho vườn cây ăn quả Cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng có hại khác cho cây → tấn công cây trồng, tấn công trái trong giai đoạn sắp chín
⇒ Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và giá trị bán ra

Theo khảo sát, đất có cỏ Thài Lài sinh sống sẽ ít bị chay/khô hơn đất thường Đất thịt dẻ, không tơi xốp, khó khăn trong việc cải tạo đất trồng

Cỏ dại đối với vườn cây ăn trái / cây có múi
Giữ lại cỏ Thài Lài trên đất trồng cây có múi, chỉ “lợi” mà không “hại”
Bằng cách phủ bạt diệt cỏ dại cho từng gốc cây ăn quả, bà con vừa có thể ngăn cỏ dại xung quanh gốc cây ăn trái lại vừa giữa được “thảm cỏ thài lai xanh mướt” giữa những luống trồng

6 cách phủ bạt diệt cỏ thường thấy

Ưu điểm của phương pháp này:

Diệt cỏ dại tận gốc xung quanh gốc cây ăn quả phạm vi từ 0.5m đến 2m, ngăn cỏ and các mầm cỏ mọc mới với độ bền từ 5 – 7 năm
Thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân vào từng gốc cây ăn quả (cây có múi) → bà con chỉ cần dở 1 góc của tấm che gốc cây chống cỏ để bón phân cho gốc
Tấm lưới chống cỏ vừa có công dụng giữ ẩm cho cây lại còn ngăn tình trạng xói mòn đất (xem thêm tại: Bạt Phủ Đất Chống Cỏ; Xói Mòn Đất Đa Dụng
Có thể giữ lại cỏ thài lài giữa các lối đi để vừa giữ ẩm cho vườn trồng lại vừa tiết kiệm chi phí phủ bạt chống cỏ mọc

Bón phân cho cây ăn trái thuận tiện hơn khi dùng bạt phủ chống cỏ từng tấm

Lựa chọn lưới chống cỏ dại thế nào để phù hợp với vườn trồng cây có múi?

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp lưới chống cỏ mọc với nhiều thương hiệu và độ bền khác nhau như: hàng nhập khẩu Thái Lan, Lưới chống cỏ nhập khẩu Đài Loan, Lưới chắn cỏ sản xuất trong nước, Lưới diệt cỏ nhập từ Trung Quốc,….

Để lựa chọn được loại lưới diệt cỏ dại phù hợp với vườn cây trồng, cần đảm bảo các tiêu chí sau

Độ bền của bạt diệt cỏ phải từ 4 năm trở lên, bởi vì các vườn cây có múi đều là giống cây lâu năm → nên việc đầu tư chi phí chống cỏ mọc này phải là dài hạn
Công dụng thấm and thoát nước: bạt diệt cỏ phải đảm bảo tính thẩm thấu và thoát nước tốt → tránh gây gập úng hoặc không thấm nước ảnh hưởng đến cây trồng
Giá thành hợp lí: lưạ chọn sản phẩm lưới chắn cỏ cho độ bền cao với giá hợp lí là một trong những yếu tố quan trọng trong bước đầu tư bạt diệt cỏ thay cho các phương pháp diệt cỏ dại khác

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (631 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!