Có được uỷ quyền làm thủ tục nhận con nuôi không? (Cập nhật 2023)

Trong nhiều trường hợp khi cá nhân, tổ chức không trực tiếp thực hiện được công việc, sẽ ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi với người được nhận làm con nuôi. Vậy Có được uỷ quyền đi làm thủ tục nhận con nuôi không là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ có mong muốn nhận con nuôi tự hỏi. Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp chi tiết về thông tin này cho bạn đọc.

Mau Giay Uy Quyen 1003173342

Có được uỷ quyền đi làm thủ tục nhận con nuôi không

1. Ủy quyền là gì?

Để tìm hiểu có được ủy quyền đi làm thủ tục nhận con nuôi không, bạn đọc cần nắm được một số điều về ủy quyền. 

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

2. Có được ủy quyền đi làm thủ tục nhận con nuôi không?

Để trả lời câu hỏi có được ủy quyền đi làm thủ tục nhận nuôi không, bạn đọc cũng cần nắm một số điều về thủ tục nhận con nuôi.

Để nhận con nuôi trong nước, thủ tục nhận con nuôi gồm các bước Lập hồ sơ (gồm hồ sơ của người nhận nuôi con và người được nhận nuôi), nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan,… và bao gồm cả bước: Đăng ký việc nuôi con nuôi.

Căn cứ theo Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về Đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

- Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi.

- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Như vậy, khi đăng ký nhận con nuôi, người muốn nhận con nuôi phải thực hiện quá trình gồm tạo hồ sơ của người muốn nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi nộp tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,xem xét đủ điều kiện thì mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi mới được xác lập và được ghi vào sổ hộ tịch. Cụ thể thủ tục đăng kí này được quy định trong nghị định sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi thì Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.

Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.

Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt, cha mẹ nuôi phải trực tiếp tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền không thể cho người khác đại diện mình đi nhận con nuôi nên việc ủy quyền là không được pháp luật quy định. Từ đó ta xác định được không được quyền ủy quyền làm thủ tục nhận con nuôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc có được ủy quyền làm thủ tục nhận con nuôi không. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (871 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo