Cơ Chế Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023]

Khi các vấn đề về sở hữu trí tuệ ngày càng được thắt chặt thì kiểu dáng công nghiệp là gì và tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là câu hỏi được không ít người quan tâm. Bai viết dưới đây chúng tôi đề cập đến cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Cơ Chế Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp [chi Tiết 2023]

Cơ Chế Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023]

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009 và mới đây là năm 2022 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2023 như sau:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp

Như vậy, có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc kết hợp chung nhất giữa các yếu tố đó với nhau.

Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe ôtô, xe máy hoặc hình dáng thể hiện của bao bì của một sản phẩm sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp.

Theo đó, kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Vì thế việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sản phẩm sẽ giúp bảo vệ cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trước hành vi sử dụng trái phép từ phía những người khác, đem lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ sở từ việc độc quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm mang kiểu dáng của mình.

2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành, nói cách khác đây chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng.

Điều kiện để được cấp bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp là phải: Có tính mới, sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp và có hiệu lực trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn.

Tuy nhiên, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể được gia hạn thêm 02 lần liên tiếp, mỗi lần là 05 năm nên có thể thấy, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm.

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”. Loại văn bằng này được cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin chủ sở hữu;
  • Thông tin ngày nộp đơn, ngày cấp văn bằng bao hộ;
  • Thông tin về kiểu dáng sản phẩm đăng ký;
  • Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng...

3. Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Sở dĩ phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa xuất phát từ những lý do sau đây:

  • Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;
  • Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;
  • Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN đã đăng ký;

Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu.

Như vậy, có thể thấy, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mà còn có thể góp một phần không nhỏ trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng.

4. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Để có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sản phẩm đăng ký cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Lưu ý: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng, một kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ nếu không đáp ứng được tính mới.

Ví dụ: Một kỹ sư thiết kế ra 1 cái võng, kỹ sư sau đó sản xuất và bán ra thị trường sau đó mới đi đăng ký kiểu dáng, khi đó kiểu dáng công nghiệp cho võng sẽ không được bảo hộ do đã mất tính mới (bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đăng ký)

– Kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Kiểu dáng công nghiệp có khả năng áp dụng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

5. Đối tượng nào không được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Không phải sản phẩm nào cũng có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những sản phẩm sau đây sẽ không được bảo hộ kiểu dáng.

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
  • Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi đến quý bạn đọc về cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu bạn đọc có vướng mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ tư vấn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (282 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo