Thủ tục chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn theo luật

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc thực hiện chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn là hoàn toàn có thể. Vậy việc thực hiện thủ tục này diễn ra như thế nào và cần những giấy tờ pháp lí gì? Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp thông tin về thủ tục chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn theo quy định mới nhất hiện nay để quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục này.

hop-dong-gop-von

Thủ tục chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn theo luật

1. Chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn là gì?

Theo quy định pháp luật hiện nay, việc chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn có thể diễn ra dưới hình thức ví dụ như khi bạn muốn mua một căn hộ từ chủ đầu tư, đấy là góp vốn mua nhà hình thành trong tương lai.

Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng”.

Điều 10 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 quy định rõ các điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, cụ thể:

Thứ nhất, bên mua, bên thuê mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng mua bán, thuê mua cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.

Thứ ba, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; đối với trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.

2. Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó. Như vậy, chủ đầu tư phải bắt buộc xong phần móng mới được phép mở bán dự án. Theo Bộ Luật dân sự 2015, một giao dịch dân sự vô hiệu khi có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.

3. Nội dung hợp đồng góp vốn

Khi lập và soạn thảo hợp đồng góp vốn thì các bên có thể thỏa thuận về nội dung hợp đồng nhưng cũng phải bao gồm các thông tin nội dung chủ yếu như sau:

+ Trong hợp đồng góp vốn có thể là cá nhân ký kết với cá nhân hoặc tổ chức ký với tổ chức phải xác định rõ các đối tượng của hợp đồng.

+ Khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng phải quy định rõ ràng về số lượng và chất lượng trong nội dung hợp đồng.

+ Các bên trong hợp đồng góp vốn phải ghi rõ trong hợp đồng về các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản… và thỏa thuận về giá rõ ràng nhằm tránh tranh chấp.

+ Các bên phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng về thời hạn của hợp đồng, địa điểm cụ thể khi ký kết hợp đồng và các phương thức thực hiện hợp đồng góp vốn rõ ràng.

+ Thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên ghi trong nội dung của hợp đồng

+ Quy định rõ các trách nhiệm trong hợp đồng góp vốn của mỗi bên trong hợp đồng góp vốn

+ Các bên nên thỏa thuận thêm các phương thức để giải quyết tranh chấp nếu các bên không thỏa thuận được với nhau khi thực hiện hợp đồng.

4. Dịch vụ tư vấn tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; hướng dẫn các thủ tục khác có liên quan; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về Thủ tục chuyển nhượng lại hợp đồng góp vốn. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1013 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo