Văn phòng đại diện là gì? Nghĩa vụ của văn phòng đại diện (Quy Định 2023)

Ngày nay, các doanh nghiệp điều mong muốn tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh được nhiều người, nhiều nơi biết đến, nhằm mục đích mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức thành lập văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Bài viết này cung cấp cho các bạn biết rõ hơn về chức năng hoạt động của văn phòng đại diện.

ACC sẽ cung cấp cho bạn chức năng hoạt động của Thành Lập Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước và Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Chuc Nang Hoat Dong Cua Van Phong Dai Dien
Chuc Nang Hoat Dong Cua Van Phong Dai Dien

1. Khái niệm văn phòng đại diện là gì?

1.1 Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể đặt được một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương cùng địa giới hành chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có quyền thuy đổi nội dung đã đăng ký, có quyền giao dịch nhưng không có quyền hoạt động kinh doanh trực tiếp như các chi nhánh của mình.

1.2 Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Điều kiện để thành lập công ty vốn nước ngoài ở Việt Nam là gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Mời Quý độc giả theo dọi bài viết Thành lập công ty vốn nước ngoài

2. Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện

2.1. Chức năng hoạt động của Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước (Khác tỉnh)

Chuc Nang Hoat Dong Cua Van Phong Dai Dien
Chuc Nang Hoat Dong Cua Van Phong Dai Dien

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó.

Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.

Cần lưu ý khi tiến hành giao dịch với văn phòng đại diện trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết với văn phòng đại diện là nhân danh cho doanh nghiệp, nên khi thảo luận và tiến hành ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện, bên đối tác cần yêu cầu phía văn phòng đại diện xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp. Nội dung của giấy ủy quyền này phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.

Như vậy, nhìn chung, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên.

Văn phòng đại diện là đơn vị hợp pháp trực thuộc doanh nghiệp và chỉ có chức năng thay mặt doanh nghiệp về mặt hành chính. Văn phòng đại diện có 10 chức năng chính sau:

  • Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành.
  • Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước.
  • Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh nghiệp.
  • Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm.
  • Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
  • Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo qui mô định hướng của Hội đồng quản trị.
  • Phối hợp với văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp và các cơ sở và chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên.
  • Quản lý các mặt kinh doanh tại địa bàn hoạt động.
  • Soạn thảo những văn bản pháp quy để phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng dựa trên những văn bản pháp quy của doanh nghiệp.
  • Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên tại cơ sở.

2.2. Chức năng hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở công thương Thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu tròn và mã số thuế để duy trì hoạt động;

Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài không có chức năng kinh doanh; Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của Thương nhân nước ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà Văn phòng đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Văn phòng đại diện gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của Văn phòng trong năm trước đó;

Văn phòng đại diện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Một số câu hỏi liên quan

3.1 Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện cũng đơn giản với chức danh của người đứng đâu là: Trưởng văn phòng đại diện. Cơ cấu tổ chức của văn phòng sẽ do công ty mẹ quyết định, hoạt động theo sự cho phép của công ty mẹ.

3.2 Vốn điều lệ của văn phòng đại diện gồm những gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ, không có tư cách pháp nhân nên khi tiến hành thành lập sẽ không đăng ký mức vốn điều lệ công ty. Như đã phân tích, công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của văn phòng, do đó, mọi chi phí hoạt động sẽ đều do công ty mẹ chi trả cho văn phòng. Thuế môn bài cho văn phòng sẽ được nộp hàng năm và sẽ do công ty mẹ nộp trên cơ sở đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ.

3.3 Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty?

Việc thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty sẽ phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của công ty. Trường hợp, mục đích của công ty chỉ là muốn có đơn vị phụ thuộc đại diện cho công ty trong việc xúc tiến mối quan hệ với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và không có mục đích thu lợi trực tiếp. Doanh nghiệp chỉ nên thành lập văn phòng đại diện công ty.

3.4 Người đứng đầu văn phòng đại diện là ai?

Người đứng đầu văn phòng đại diện do công ty quyết định và bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hoặc cho đến khi có sự thay đổi, Người đứng đầu văn phòng đại diện có thể là giám đốc, thành viên hoặc cổ đông góp vốn đảm bảo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (545 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo