Tìm hiểu về chủ nghĩa bảo hộ là gì? - Luật ACC

1. Chủ nghĩa bảo hộ là gì?

Chủ nghĩa bảo hộ (protectionis) là chính sách của chính phủ nhằm bảo vệ một số nhà sản xuất trong nước chống lại sự canh tranh của nước ngoài thông qua việc dựng lên các hàng rào đối với thương mại quốc tế như là đối với thuế quan và hạn ngạch. Có nhiều luận cứ ủng hộ chủ nghĩa vảo hộ như lao động rẻ mạt, duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán, bảo vệ nền nông nghiệp non trẻ, cải thiện tỷ lệ trao đổi, nhưng nhìn chung chúng chỉ phục vụ cho lợi ích cục bộ của từng ngành hoặc địa phương, ít khi thực sự phục vụ cho lợi ích của quốc gia và quốc tế.

Từ năm 2008, chủ nghĩa bảo hộ đã trở thành xu thế toàn cầu, trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nhiều nước, các nước đã đưa ra các chính sách mới nhằm hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, bằng nhiều hình thức như áp dụng hạn ngạch, tăng thuế nhập khẩu, tăng thuế nhập khẩu,... nâng cao hàm lượng công nghệ. Yêu cầu.
Hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, nhất là ở các nền kinh tế phát triển, còn các nền kinh tế đang phát triển thì rõ ràng là bị tổn thương, các nước phát triển tăng thuế nhập khẩu hàng hóa, nâng cao yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa... Về cơ bản, các nước đang phát triển sẽ khó cạnh tranh. như vậy, nền kinh tế sẽ chậm phát triển và bị thiệt hại nặng nề. Để phát triển kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ phải được sử dụng hợp lý
Ở Việt Nam, để đảm bảo cho sản phẩm trong nước phát triển và tiêu thụ tốt, chủ nghĩa bảo hộ cũng được sử dụng rộng rãi, theo đó chúng ta cũng đã thực hiện một số biện pháp như tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng. Các biện pháp này nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.

2. Những tác động của chủ nghĩa bảo hộ.

Hiện nay thì có rất nhiều quan điểm xoay quanh về vấn đề chính sách chủ nghĩa bảo hộ, điển hình như là có hai quan điểm như sau:

- Thứ nhất là các nước tập trung sản xuất và bảo hộ những lĩnh vực mà mình đang có thế mạnh. Còn những lĩnh vực mà mình không có thế mạnh thì sẽ không tiếp tục đẩy mạnh bảo hộ nữa

- Thứ hai đó là các nước chú trọng và bảo hộ những lĩnh vực mà mình không có thể mạnh bằng cách như đặt các hàng rào thuế quan, đặt yêu cầu về kĩ thuật.... còn những lịch vực mà mình có thế mạnh thì tiếp tục bảo hộ nhưng chỉ ở mức độ phòng vệ

Tóm lại thì để thực hiện chủ nghĩa phòng hộ thì các quốc gia sẽ tùy thuộc vào khả năng của bản thân mình mà áp dụng các biện pháp khác nhau. Có thể là tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, tăng yêu cầu đối với chất lượng hàng hóa dịch vụ, áp dụng trợ giá....

Khi một quốc gia thực hiện chủ nghĩa bảo hộ thì chủ nghĩa bảo hộ sẽ mang lại một số lợi ích như: Làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, khi hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế xuất khẩu cao thì hàng hóa đó sẽ được bán ra thị trường với giá cao, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ thay đổi và khả năng cạnh tranh của hàng hóa; việc bảo hộ các nhà sản xuất trong nước làm tăng sức mạnh của thị trường hàng hóa trong nước; ngoài ra, việc thực hiện chủ nghĩa bảo hộ có lợi cho các nhà sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường nước ngoài. Khi nền kinh tế trong nước mạnh lên thì cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng sẽ trở nên khốc liệt hơn. Có lợi cho việc điều chỉnh cán cân thanh toán của các nước, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ để thanh toán của các nước.
Bên cạnh những lợi ích mà chủ nghĩa bảo hộ mang lại, nó cũng mang lại những bất lợi cụ thể: Khi chủ nghĩa bảo hộ được áp dụng rộng rãi trên thị trường, doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng chậm phát triển, doanh nghiệp sẽ không có động lực để nâng cao chất lượng sản phẩm. hàng hóa của mình, để tăng thêm khả năng cạnh tranh trước đây, chất lượng hàng hóa sẽ kém đi và nếu không thực hiện bảo hộ nhiều hơn thì hàng hóa trong nước khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường như trước đây. Tương ứng, việc sử dụng chủ nghĩa bảo hộ có thể tạo ra sự mất cân bằng kinh tế và thậm chí đôi khi làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường quốc tế, đồng thời cô lập nền kinh tế của một quốc gia khỏi các xu hướng toàn cầu. Nền kinh tế trong nước có lẽ là chịu thiệt nhất, bởi chất lượng hàng hóa ngày càng kém, mẫu mã không đa dạng... thì người tiêu dùng bị thiệt rất nhiều, quyền lợi của người tiêu dùng là bao nhiêu. Sử dụng không được đảm bảo.
Chủ nghĩa bảo hộ là chính sách của mọi quốc gia nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, nhưng nó cũng có những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Khi thực hiện chính sách bảo hộ, các nước thực hiện chủ nghĩa bảo hộ ít nhiều sẽ phải chịu sức ép từ chính nước mình và các nước khác.

 

3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của chủ nghĩa bảo hộ

3.1 Ưu điểm

Từ sự phân tích kể trên có thể phân tích chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thương mai có những ưu điểm cơ bản sau:

- Giảm được sự cạnh tranh của các hàng nhập khẩu (giảm bớt sự tác động của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước.

- Bảo hộ nền sản xuất trong nước và giúp nền sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nội địa;

- Giúp nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh canh tranh để chống lại sự xâm chiếm thị trường củ các nhà sản xuất nước ngoài;

- Giúp điều tiến và tái cân bằng thanh toán quốc tế của mối quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước.

3.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì chủ nghĩa bảo hộ tồn tị những nhược điểm như sau:

- Làm tổn hại quá trình phất triển thương mại quốc tế một cách tự do, gây ra sự cô lập kinh tế trước một xu hướng toàn càu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

- Gây nên sự ỷ lại, chậm phát triển, sự trì trệ trong sản xuất nội địa. Kết quả bảo hộ cao thì sự cạnh canh thương mại đặc biệt trong những ngành công nghiệp chiến lược sẽ thiếu linh hoạt, hoạt động đầu tư sẽ kém hiệu quả (không thu hút được sự đầu tư)

- Gây sự kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, chât lượng hàng hóa... Người dân trong nước có chủ nghĩa bảo hộ sẽ khó tiếp cận được với sự đa dạng hàng hóa, chất lượng sản phẩm và phải chịu chi phí đắt đỏ hơn với những quốc gia mở rộng, hội nhập sâu về thương mại.

Do vậy, chủ nghĩa bảo hộ luôn là sự tranh cãi trước những ưu và nhược điểm của nó đối với chính sách của mỗi quốc gia, dân tộc.  Mỗi quốc gia phải chọn lựa con đường phát triển kinnh tế riêng tuôn theo các điều ước thương mại quốc tế tự do hoặc xây dựng chủ nghĩa bảo hộ của riêng mình.

4. Khi các nước áp dụng chủ nghĩa bảo hộ thì xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp khó khăn gì?

Trong thời gian vừa qua thì nền kinh tế Việt Nam chịu tác động to lớn của đại dịch Covid-19, theo đó nền kinh tế bị giảm sút, việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn trắc trở, nhiều loại hàng hóa không thể thông quan xuất khẩu ra nước ngoài. Trong xu hướng mà chủ nghĩa bảo hộ đang dần trở lại thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng to lớn đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.

Khi áp dụng các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thì nền xuất khẩu nước ta gặp nhiều khó khăn vì nhiều quốc gia họ đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng cao, tiêu chuẩn về hàng hóa cũng trở nên khắt khe hơn, nhận thức của người dân cũng như của Chính phủ các nước về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ  môi trường ngày càng cao, dẫn đến việc áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khắt khe hơn.

Cụ thể như EC siết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, áp dụng các quy định về đánh bắt thủy sản hợp pháp và sử dụng nguyên liệu hợp pháp, và nhiều nước họ còn ban hành những quy định về truy xuất nguồn gốc ...

Khi áp dụng chính sách chủ nghĩa bảo hộ thì hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ là một thử thách đối với Việt Nam bởi sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa thực sự hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao. Đôi khi chất lượng chưa tốt để đáp ứng được thị trường quốc tế.

Các nước sẵn sàn vi phạm những quy định của tổ chức WTO để bảo hộ sản phẩm trong nước, ví dụ như Ấn Độ cấm nhập khẩu hạt tiêu nếu giá bán vào Ấn Độ thấp hơn một mức giá tối thiểu do Chính phủ nước này đặt gia, hoặc là ở Indonesia thì chỉ cho phép nhập khẩu điện thoại thông minh nếu công ty làm ra điện thoại đó cũng có cơ sở sản xuất ở indonesia.

Như vậy trong nền kinh tế mà chủ nghĩa bảo hộ đang dần dẫn trỗi dậy và phát triển thì chúng ta cần áp dụng nhiều biện pháp để khuyết khích người tiêu dùng sử dụng hàng nội địa, hoặc là hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu như hạ mức thuế xuất đối với hàng hóa xuất khẩu. Nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa quốc tế,... Bên cạnh đó thì chúng ta cần áp dụng chủ nghĩa bảo hộ một cách hiệu quả tránh lạm dụng để làm mất cân bằng nền kinh tế trong nước.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn hiểu hơn về chính sách chủ nghĩa bảo hộ và có một cái nhìn tổng quan hơn về nền kinh tế trong nước và nước ngoài.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (784 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!