Chơi chứng khoán có phải nộp thuế không? [Quy định 2024]

Hiện nay, chứng khoán là một kênh thu hút rất nhiều sự tập trung của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong một ngày, lượng giao dịch chứng khoán có thể lên đến những con số khổng lồ ở các phiên, đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các nhà đầu tư. Do vậy, với khoản lợi nhuận đó, liệu nhà đầu tư chơi chứng khoán có phải nộp thuế không? Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản nhằm trả lời câu hỏi chơi chứng khoán có phải nộp thuế không.

Choi-chung-khoan-co-phai-nop-thue-khong-1

Chơi chứng khoán có phải nộp thuế không? (Cập nhật 2022)

1. Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiện của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả.

Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ ký của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.

2. Chơi chứng khoán là gì?

Theo Khoản 28 Điều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định về hoạt động kinh doanh doanh chứng khoán, chơi chứng khoán được hiểu như sau như sau:

“Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.”

Trong đó:

- Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

- Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.

- Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của quỹ đầu tư chứng khoán.

- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của nhà đầu tư.

- Các dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 Luật Chứng khoán 2019.

3. Các nguyên tắc khi chơi chứng khoán là gì?

Các nguyên tắc tài chính:

+ Có năng lực tài chính: Đủ vốn theo quy định của pháp luật, đủ năng lực tài chính để giải quyết những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh

+ Cơ cấu tài sản hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt để thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao

+ Thực hiện chế độ tài chính, thuế theo quy định của nhà nước

+ Tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng, không được dùng vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanh công ty

Các nguyên tắc đạo đức:

+ Chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.

+ Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc.

+ Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích khách hàng lên trên lợi ích công ty.

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo vệ tài sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

+ Không sử dụng các lợi thế của mình để làm tổn hại đến khách hàng & ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện các hoạt động có thể làm khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán như việc sử dụng thông tin nội gián để kinh doanh, thuyết phục khách hàng mua bán chứng khoán quà nhiều…

+ Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường.

4. Chơi chứng khoán có phải nộp thuế không?

Thông tư 92/2015/TT-BTC, tại Điều 16 sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Chính vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi chơi chứng khoán có phải nộp thuế không là có phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

5. Cách tính thuế khi chơi chứng khoán?

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x (0,1%)

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản để trả lời câu hỏi chơi chứng khoán có phải nộp thuế không. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.

6. Câu hỏi thường gặp

Phí giao dịch chứng khoán qua sàn là gì?

Phí giao dịch chứng khoán qua sàn là khoản phí xuất hiện thường xuyên nhất vì khoản phí này sẽ được tính mỗi khi chủ tài khoản thực hiện giao dịch. Vì lý do đó, các CTCK thường công bố rõ ràng mức phí môi giới. Biểu phí giao dịch sẽ khác nhau ở các CTCK, một số CTCK còn khuyến nghị nhà đầu tư còn cần lưu ý tới khoản phí chuyển khoản ngân hàng, khoản phí này phát sinh khi nhà đầu tư có nhu cầu nộp/rút tiền từ tài khoản chứng khoán.

Phí dịch tại VSD là gì?

Thông tư 127/2018/TT-BTC quy định cụ thể giá dịch vụ của VSD, trong đó, hai khoản mục cần lưu ý là dịch vụ lưu ký chứng khoán và chuyển quyền sở hữu chứng khoán không thông qua hệ thống của Sở GDCK. Vì trong khi lưu ký là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch thì chuyển quyền sở hữu không thông qua Sở sẽ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt như biếu, tặng chứng khoán, chào mua công khai hay bán phần vốn Nhà nước,…

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán?

+ Đối với cá nhân cư trú thuế thu nhập từ chứng khoán được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x thuế suất 0,1 %

+ Đối với cá nhân không cư trú thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán được tính theo công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = tổng số tiền được nhận từ chuyển nhượng chứng khoán tại các tổ chức, cá nhân tại việt nam x thuế suất 0,1 %

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là những khoản thu nhập nào?

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là những khoản thu nhập đến từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán.

Ngoài ra, “cổ phiếu” là hình thức thể hiện “cổ phần”, do đó, các cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp cũng được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (230 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo