Chia tài sản theo hàng thừa kế theo pháp luật (Cập nhật 2024)

Vấn đề thừa kế đang là một trong những vấn đề được quan tâm đến nhất hiện nay trong các gia đình. Các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình cũng phát sinh từ đó và đôi khi sự canh tranh chuyển biến trở thành khốc liệt dẫn đến hậu nhiều hậu quả xấu làm mất tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Các vấn đề dẫn đến việc chia tài sản thừa kế như là người có tài sản chết rồi để lại di chúc hoặc không có di chúc, di chúc không hợp pháp...Như vậy thì về chia tài sản theo hàng thừa kế như thế nào? Pháp luật đã có các quy định cụ thể chưa, cách thức phân chia như thế nào? Để tìm hiểu hơn về chia tài sản theo hàng thừa kế các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.

Căn cứ pháp lý liên quan: Bộ luật Dân sự 2015.

quy-dinh-hang-thua-ke-crop-1621675310889

Chia tài sản theo hàng thừa kế

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống theo tâm nguyên của người đã chết tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 về di chúc.

Thừa kế theo pháp luật chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống trong trường hợp không có di chúc, trường hợp này gọi là chia thừa kế theo pháp luật và được pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về việc chia thừa kế.

2. Tài sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 về di sản thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.

3. Chia tài sản theo hàng thừa kế.

Chia tài sản theo hàng thừa kế là việc chia di sản của người chết để lại mà không có di chúc. Chia di sản người đó theo pháp luật và dựa theo hàng thừa kế để chia.

3.1. Chia di sản theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng với thời điểm người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không mà không còn có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra thì chia thừa kế theo pháp luật còn được cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Cách chia di sản thừa kế theo di chúc theo Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản theo pháp luật thì bao gồm các trường hợp sau:

  • Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
  • Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

3.2. Hàng thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế bao gồm thứ tự như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

4. Kết luận.

Như đã phân tích trên là việc chia tài sản theo hàng thừa kế là việc chia tài sản theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp và một số lý do khác theo quy định của pháp luật. Việc phân chia hàng thừa kế đã được pháp luật quy định rõ ràng từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ ba. Cách thức chia di sản theo hàng thừa kế cũng được quy định rõ ràng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chia tài sản theo hàng thừa kế và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc chia tài sản theo hàng thừa kế. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về chia tài sản theo hàng thừa kế vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (711 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo