Quy định về phân chia tài sản chung của hộ gia đình [2024]

Chia tài sản luôn là vấn đề được quan tâm đến trong xã hội với mức sống ngày càng hiện đại như ngày nay. Các hộ gia đình chung sống với nhau thường là sẽ có mối quan hệ huyết thống với nhau từ khá lâu. Tuy nhiên thì không thể nào là không tránh khỏi các vấn đề xảy ra khi sống chung với nhau, đặc biệt là vấn đề về tranh chấp việc chia tài sản chung của hộ gia đình. Việc tranh chấp tài sản luôn là một vấn đề phức tạp đối với mỗi hộ gia đình. Như vậy thì việc chia tài sản chung của hộ gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Các bạn nãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu thêm về việc chia tài sản chung của hộ gia đình nhé.

Căn cứ pháp lý liên quan: Bộ luật Dân sự 2015.

chia-tai-san-ho-gia-dinh

Chia tài sản chung của hộ gia đình

1. Hộ gia đình là gì?

Tập hợp nhóm người mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của luật về pháp hôn nhân gia đình và cho đến hiện tại đang chung sống với nhau trong một gia đình thì mối quan hệ đó gọi là hộ gia đình.

2. Tài sản chung của hộ gia đình.

Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản mà do các thành viên trong hộ gia đình cùng tạo lập nên trong quá trình chung sống với nhau. Tài sản chung có thể được tạo lập nên bằng phương thức tặng cho chung và các tài sản khác do thành viên đã thỏa thuận là tài sản chung của hộ gia đình.Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình

Xét về tài sản chung của hộ gia đình thì rất đa dạng, được hình thành từ cách các thành viên cùng nhau tạo lập, tặng cho và từ nhiều hình thức dựa trên các căn cứ khác nhau. Các nguồn hình thành nên tài sản của hộ gia đình có thể kể đến như: các thành viên hộ gia đình đóng góp; các thành viên cùng tạo lập ra từ hoạt động sản xuất - kinh doanh hợp pháp của cả hộ; tài sản do hộ gia đình được tặng cho chung; tài sản do được thừa kế chung; tài sản hình thành từ những căn cứ khác theo quy định của pháp luật. Từ việc tạo lập cùng nhau nên các thành viên của hộ gia đình được xác định là đồng chủ sở hữu đối với những tài sản này. Do việc các thành viên là đồng sở hữu đối với tài sản của hộ gia đình nên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên. Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, hoặc những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt cần được sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này được thực hiện theo quy định pháp luật về tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần.

3. Chia tài sản chung của hộ gia đình.

Theo quy định căn cứ tại  Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình thì việc xác định và định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:

  • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

4. Kết luận.

Như đã phân tích trên thì việc chia tài sản chung của hộ gia đình phải được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trong trường hợp nếu có di chúc thì sẽ được thực hiện theo di chúc còn không có di chúc thì chia tài sản chung của hộ gia đình sẽ được thực hiện chia theo pháp luật thừa kế.

5. Câu hỏi thường gặp

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

– Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
– Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
– Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?

– Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
– Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
– Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn chia tài sản chung của hộ gia đình của ACC?

Khi sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết với khách hàng:

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn thủ tục cấp lại giấy chứng nhận biển số nhà với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là một số nội dung tư vấn chia tài sản chung của hộ gia đình và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc  chia tài sản chung của hộ gia đình. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về chia tài sản chung của hộ gia đình vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (296 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo