Chỉ tiêu thi hành án dân sự là gì? [Cập nhật 2023]

Thi hành án dân sự là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự, trong đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ yêu cầu người phải thi hành án và những chủ thể có liên quan thực hiện phải thi hành những bản án, quyết định một phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc chỉ tiêu thi hành án dân sự

Chỉ Tiêu Thi Hành án Dân Sự Là Gì [cập Nhật 2023]

Chỉ tiêu thi hành án dân sự là gì? [Cập nhật 2023]

1. Thi hành án dân sự là gì?

Thi hành án dân sự là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự, trong đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ yêu cầu người phải thi hành án và những chủ thể có liên quan thực hiện phải thi hành những bản án, quyết định một phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thi hành án dân sự có thể tác động tới tài sản của người phải thi hành án hoặc bột người thi hành án thực hiện những nhiệm vụ gắn với nhân thân người đó, hoặc bị cấm gầy phải thi hành án thực hiện những hành vi nhất định.

Thông thường, người phải thi hành án sẽ tự nguyện thực hiện theo quyết định, bản án của tòa án. Tuy nhiên, trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện quy định, phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, cũng thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

2. Chỉ tiêu thi hành án dân sự là gì? 

Chỉ tiêu thi hành án dân sự là sự lượng hoá ý đồ kế hoạch chủ thể quản lý (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự) thành một con số cụ thể cần phấn đấu đạt đến trong năm kế hoạch đã được xác định (Hiện tại năm kế hoạch trong thi hành án dân sự được xác định từ ngày 01/10 năm trước và kết thúc vào 30/9 năm sau liền kề).

Ví dụ: trong chỉ tiêu “Tỉ lệ giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết của toàn ngành năm 2014 phải đạt 88% về việc”, thì “Tỉ lệ giải quyết xong trong số có điều kiện” là tên chỉ tiêu; “đạt 88%” là con số định lượng; “việc” là đối tượng phản ánh; “năm 2014” là thời gian đo lường, còn “toàn ngành” là không gian phản ánh.

Chỉ tiêu thi hành án dân sự có thể được phản ánh bằng 2 cách sau đây:

- Cách thứ nhất là thể hiện sự thay đổi so với kỳ gốc hoặc kỳ báo cáo (ví dụ, năm 2014 thi hành xong trong số việc có điều kiện thi hành tăng gấp 1,5 lần so với số thi hành xong của năm 2013);

- Giá trị tuyệt đối cần đạt được tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch (Ví dụ, giảm số việc tồn đọng xuống dưới 200 ngàn việc hoặc giảm 50 ngàn việc tồn đọng).

Con số định lượng có thể được biểu đạt bằng số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). Như vậy, chỉ tiêu luôn có tên gọi, đối tượng phản ánh và gắn liền với một con số nhất định và một khoảng thời gian nhất định. Con số này được các cơ quan quản lý xác định ngay từ khi lập kế hoạch, dựa trên kết quả phân tích thực trạng, dự báo tương lai và cân nhắc hợp lý các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch. Lưu ý rằng, để có thể quản lý tốt thì số lượng chỉ tiêu không nên quá  nhiều, và phải tính toán, đo lường và đánh giá được, tránh các chỉ tiêu mang tính chất định tính không được định lượng cụ thể gây khó khăn cho tổ chức thực hiện và đánh giá.

 Bên cạnh đó, để phân biệt rõ và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chỉ tiêu thi hành án dân sự, cũng cần phần biệt chỉ tiêu thi hành án dân sự với mục tiêu và chỉ số trong thi hành án dân sự.

- Mục tiêu thi hành án dân sự: Là một phát biểu định tính về hướng đích mà kế hoạch nhằm đạt tới. Cấu trúc của mục tiêu sẽ gồm một động từ chỉ hướng hành động và một danh từ (hoặc đoạn văn) mô tả đối tượng can thiệp.

Ví dụ: “Nâng cao kết quả thi hành án dân sự, giảm việc thi hành án dân sự chuyển kỳ sau”, thì: “nâng cao”, “giảm” là động từ chỉ hướng hành động và “kết quả thi hành án dân sự”, “việc thi hành án dân sự chuyển kỳ sau” là đối tượng can thiệp.

Thông thường mục tiêu trong kế hoạch thi hành án dân sự được thể hiện theo các cấp độ khác nhau. Trong đó, mục tiêu cần đạt được trong kỳ kế hoạch sẽ là mục tiêu cụ thể. Để thực hiện được mục tiêu đó, trong kỳ kế hoạch cần đảm bảo thi hành được một số lượng việc, tiền thi hành án nhất định. Đồng thời, việc thực hiện các mục tiêu cụ thể của bản kế hoạch sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tổng thể, mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn không nhất thiết phải thực hiện được trong kỳ kế hoạch, mà nó là hướng đích cho một số kỳ kế hoạch cùng góp phần từng bước đạt đến để đạt được mức độ thực chất, bền vững của hoạt động thi hành án dân sự như ví dụ đã nêu trên “Nâng cao kết quả, đảm bảo tính bền vững và thực chất trong thi hành án dân sự, giảm việc thi hành án dân sự chuyển kỳ sau”.

Sau khi mục tiêu dài hạn thực hiện được, các nhà quản lý sẽ tiếp tục xác định mục tiêu dài hạn mới cho một số kỳ kế hoạch tiếp theo. Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu không thì chưa đủ đóng vai trò định hướng cho kế hoạch, vì kế hoạch cần chỉ rõ như thế nào là đạt, như thế nào là vượt hay chưa đạt mục tiêu đề ra. Muốn vậy, mục tiêu cần đi kèm với chỉ tiêu kế hoạch.

- Chỉ số: Là thước đo không mang giá trị tự thân, như “tỷ lệ thi hành xong về việc” hay “tỷ lệ thi hành xong về tiền”. Các chỉ số này chỉ có giá trị thực tế sau mỗi định kỳ được đơn vị chuyên trách thống kê thu thập số liệu và đo lường. Do đó, giá trị của chỉ số sẽ thay đổi sau mỗi thời kỳ được đo lường, ví dụ: tỷ lệ thi hành xong của 10 tháng năm 2013 đo được là 69,84% về việc và 40,9% về tiền.

3. Một số quy định về thủ tục thi hành án dân sự 

3.1 Thẩm quyền thi hành án:

(Căn cứ điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008)

Đối với bản án dân sự sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện, thì thẩm quyền thi hành án có thể là:

– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện cùng cấp;

– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh (đối với trường hợp xét thấy cần lấy lên thi hành án);

– Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án cấp huyện nơi khác; cấp tỉnh  hoặc cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

3.2 Yêu cầu thi hành án:

(Căn cứ Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.

– Đơn yêu cầu thi hành án gồm các nội dung chính sau đây:

+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

+ Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

+ Nội dung yêu cầu thi hành án;

+ Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

3.3 Quyết định thi hành án:

(Căn cứ Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp sau:

+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;

+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;

+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Ngoài các trường hợp này ra thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

– Quyết định thi hành án phải được gửi cho VKS cùng cấp.

– Nếu là quyết định cưỡng chế thi hành án thì cơ quan thi hành án phải gửi cho UBND nơi tổ chức thi hành án.

3.4 Xác minh điều kiện thi hành án

(Căn cứ Khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014)

– Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là thủ tục bắt buộc đối với cơ quan thi hành án nếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.

– Nếu trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.

– Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

3.5 Thời gian tự nguyện thi hành án

(Căn cứ khoản 19 Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014)

– 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.

3.6 Cưỡng chế thi hành án

(Căn cứ Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

– Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì lúc này cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án.

Lưu ý: Không cưỡng chế trong khung giờ từ 22 giờ đến 6 giờ.

3.7 Các biện pháp bảo đảm thi hành án được áp dụng

(Căn cứ khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

– Phong toả tài khoản;

– Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

2.8 Thứ tự thanh toán tiền thi hành án

(Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014)

Thứ tự thanh toán như sau:

Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;

Án phí, lệ phí Tòa án;

Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Trên đây là bài viết Chỉ tiêu thi hành án dân sự là gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (528 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo