Các cơ quan, tổ chức thường hoạt động dưới nhiều chế độ khác nhau, trong đó các cơ quan nhà nước thường phổ biến hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Vậy chế độ thủ trưởng là gì? Đây là nội dung được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Mời quý khách hàng cùng công ty Luật ACC theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Chế độ thủ trưởng là gì
1. Chế độ thủ trưởng là gì?
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể định nghĩa chế độ thủ trưởng là gì? Tuy nhiên, thông qua việc thực tế áp dụng, chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.
Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn như Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân như sở, phòng,..
Bộ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng Phòng,... là thủ trưởng, là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.
2. Các chế độ thủ trưởng
Sau đây là các chế độ thủ trưởng thường gặp:
- Thủ trưởng đơn vị
Thủ trưởng đơn vị là công chức đang làm việc tại các doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm. Các doanh nghiệp này thường trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. Hoặc thủ trưởng có thể là công chức lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Ví dụ như thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương.
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ. Họ là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thủ trưởng gồm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công,....
Các cơ quan ngang bộ ở nước ta hiện nay gồm có:
- Ủy ban dân tộc;
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
- Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi chế độ thủ trưởng là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận