Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh chi tiết [2024]

Hộ kinh doanh là một mô hình pháp lý quan trọng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Tuy nhiên, khi chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi mô hình kinh doanh thì hộ kinh doanh lại không biết thủ tục như thế nào? Để giải quyết thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết: Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh chi tiết [2022]

 

Những điều Cần Biết Về Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh chi tiết [2022]

1. Quy định về hộ kinh doanh?

1.1. Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

1.2. Chủ hộ kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

1.3. Ai được thành lập hộ kinh doanh?

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Lưu ý:

+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

(Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

1.4. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

(Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

2. Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

https://youtu.be/8GS2rxvF378

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi hồ sơ về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký hộ kinh doanh để thông báo về việc chấm dứt hoạt động.

Trình tự thực hiện: 

- Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

- Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

4. Bản sao hợp lệ Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

5. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.

6. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính - Kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ kinh doanh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện ghi nhận việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Lệ phí:

- Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (Phụ lục III-5, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

(i) Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

(ii) Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

Lưu ý:

- Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và hoạt động mà hộ kinh doanh sau khi chấm dứt hoạt động, lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo loại hình phù hợp

3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh?

Để chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, bạn cần thực hiện các bước như tạm ngừng hoạt động, đóng bộ sưu thuế, và thực hiện các thủ tục giải quyết nợ và chấm dứt đăng ký kinh doanh.

Các bước cần thiết để chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh là gì?

Các bước chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh bao gồm thông báo ngừng hoạt động, nộp tờ khai thuế và báo cáo tài chính cuối kỳ, giải quyết nợ, đóng bộ sưu thuế, và hủy đăng ký kinh doanh.

Có những yếu tố cần lưu ý khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh?

Khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, bạn cần quan tâm đến việc giải quyết nợ, nộp thuế, đóng bộ sưu thuế và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình và thời hạn quy định để tránh các vấn đề phát sinh sau này.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh chi tiết [2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (499 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo