Cấp GCN ATTP Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Quận 6 (Cập nhật 2024)

Kinh tế tại Quận 6 chủ yếu phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ với chợ đầu mối Bình Tây – Trung tâm buôn bán lớn của cả nước. Quận 6 là nơi tập kết hàng hóa từ các tỉnh miền Tây, từ đó phân phối ra các quận của thành phố và các tỉnh lân cận. Do đó, quận 6 tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quận 6.

Địa chỉ: 33G Tân Hòa Đông, Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

Cấp GCN ATTP Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Quận 6
Cấp GCN ATTP Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Quận 6

1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì?

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được hiểu là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình; hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm. Hiện nay, cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương gồm:
    • Các cơ sở do cá nhân; nhóm cá nhân; hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    • Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định và phân cấp quản lý;
    • Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
  • Để tiến hành sản xuất thực phẩm, cơ sở sản xuất phải đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh và xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động.

2. Điều kiện xin cấp GCN ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quận 6

Điều kiện tổng quan

  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất thực phẩm.

Điều kiện về cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

  • Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước; đọng nước; ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; có Khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc; quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
  • Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng; thoát nước tốt; không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.
  • Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải bảo đảm; Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;
  • Không được để chung với hàng hóa, hóa chất; những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo.
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh Mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế;
  • Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp với QCVN 01:2009/BYT.
  • Đảm bảo điều kiện đối với chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm.
  • Đảm bảo điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm; Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng; thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định; yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.
  • Đảm bảo điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

3. Thủ tục xin cấp GCN ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quận 6

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự thực hiện

Nộp hồ sơ

  • Hồ sơ được nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ủy ban nhân dân quận 6; từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00; buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00).

Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Biên nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Xử lý hồ sơ

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân huyện có văn bản yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.
  • Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, Ủy ban nhân dân quận/huyện có quyền hủy hồ sơ.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thẩm định thực tế. Kết quả thẩm định “đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu) về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
  • Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu đơn vị không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Trả kết quả

  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt; Ủy ban nhân dân huyện xem xét và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp không cấp Giấy phép; Ủy ban nhân dân huyện phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

4. Quy định xử phạt khi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hiện nay quy định như sau:
    • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
    • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
    • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
    • Biện pháp khắc phục hậu quả.
    • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định;
    • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định.

5. Dịch vụ xin cấp GCN ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quận 6 của ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách;
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh;
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi;
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo;
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

6. Những câu hỏi thường gặp khi xin cấp GCN ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quận 6

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…).

Có hỗ trợ tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà không?

  • ACC có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lấy lợi ích khách hàng làm trung tâm. ACC sẽ cử chuyên viên về tận cơ sở tư ván và tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị.

Có xuống cơ sở để khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?

Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (280 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo