Cách nấu canh dưỡng sinh nhật bản

Những điều cần biết về canh dưỡng sinh

Người Việt chúng ta đã quá quen thuộc với các món canh như canh xương, canh sườn, canh tôm,… hay canh các loại rau như canh rau muống, canh rau dền, canh rau đay, canh rau tần ô,… Còn đối với canh dưỡng sinh thì đối với nhiều người vẫn còn là cái tên rất lạ lẫm. Vậy canh dưỡng sinh là gì, nguồn gốc từ đâu, có tác dụng gì? Hãy tìm hiểu kỹ hơn ở phần nội dung dưới đây nhé!

 

– Canh dưỡng sinh là gì?

Canh dưỡng sinh là tên của một loại canh có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nấu từ 5 loại nguyên liệu là:

 

Củ cải trắng

Lá của cây củ cải trắng

Củ cải đỏ (cà rốt)

Cây ngưu bàng

Nấm đông cô

cách nấu canh dưỡng sinh 1

 

– Nguồn gốc của canh dưỡng sinh

Canh dưỡng sinh được nghiên cứu và tạo ra bởi khoa học gia nổi tiếng người Nhật – Thạch Lập Hòa, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu y hóa học phòng ngừa Nhật Bản.

 

Món canh này đã giúp cho hơn 25.000 người thoát được các căn bệnh nan y như: ung thư, virus, gan, dạ dày, thận, tiểu đường, nhiễm HIV,..

 

Năm 2002, quyển sách Canh dưỡng sinh của ông Thạch Lập Hòa được dịch giả Trần Anh Kiệt dịch sang tiếng Việt, từ đó trở phong trào sử dụng canh dưỡng sinh để trị bệnh nổi lên tại Việt Nam. Hiện nay, canh dưỡng sinh được sử dụng giống như một phương thuốc dùng để trị bệnh và tăng cường sức khỏe dành cho những người theo phương pháp thực dưỡng.

 

– Canh dưỡng sinh có tác dụng gì?

Nhìn vào thành phần của canh dưỡng sinh thì nhiều người sẽ cảm thấy món canh này gần giống với canh súp của người Việt Nam, tuy nhiên nhờ vào sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau mà canh dưỡng sinh không đơn thuần chỉ là một món canh, nó còn là một phương thuốc dùng để trị bệnh.

 

Cụ thể, tác dụng của canh dưỡng sinh được ông Thạch Lập Hòa đề cập trong sách đó là:

 

Tạo ra hơn 30 chất kháng sinh giúp tiêu diệt virus và các tế bào ung thư, các tế bào mới sản sinh là tế bào khỏe mạnh có tính miễn dịch nên ung thư không thể phát triển hay di căn. Nhờ vậy, nhiều người bệnh ung thư đã chữa khỏi bệnh một cách kỳ diệu nhờ vào món canh này.

Điều hòa 3 thành phần quan trọng cấu thành nên cơ thể (tế bào, calcium, protein), đồng thời bổ sung các chất lân, calcium và sinh tố D, duy trì sự khỏe mạnh và trì hoãn sự lão hóa của tế bào.

Cung cấp những tinh chất tự nhiên giúp gia tăng sức đề kháng và tiêu diệt virus.

Canh có kiềm tính cao, giúp trung hòa lượng axit trong máu, giúp cân bằng axit và kiềm trong máu, đẩy lùi nhiều căn bệnh.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ sung chất đạm cho cơ thể, hỗ trợ hồi phục tế bào và tốt cho xương khớp.

Canh đặc biệt tốt với người cao tuổi hoặc người có sức khỏe yếu kém, nếu mỗi buổi sáng được uống một bát canh dưỡng sinh thì sẽ giúp cơ thể thải độc và người khỏe khoắn hơn.

Cách nấu canh dưỡng sinh đúng công thức của người Nhật

– Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu cho 1 lần uống của 1 người:

 

Củ cải trắng: 80 – 100g

Lá củ cải trắng: 20g

Củ cà rốt: 80 – 100g

Nấm đông cô khô Nhật Bản: 1 – 2 cái

Củ ngưu bàng: 15 – 20g

Lưu ý: Các nguyên liệu trên phải đảm bảo thật sự sạch sẽ, không chứa phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu thì mới có hiệu quả sử dụng.

 

cách nấu canh dưỡng sinh 2

 

Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị thêm nồi sứ hoặc nồi thủy tinh chịu nhiệt. Canh dưỡng sinh nấu bằng 2 loại nồi này sẽ đảm bảo và hiệu quả hơn so với các nồi khác.

 

– Sơ chế nguyên liệu

Các loại nguyên liệu nói trên rửa sạch, sau đó:

 

Cà rốt và củ cải trắng không gọt vỏ, cắt nhỏ cỡ 1,5cm;

Lá củ cải trắng cắt thành các đoạn dài cỡ 3cm;

Nấm đông cô ngâm nước cho nở mềm, cắt miếng vừa ăn.

– Cách nấu canh

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước sao cho phần nước ngập 3 lần phần nguyên liệu;

Đun trên lửa lớn đến khi sôi thì vặn nhỏ, nấu liu riu trong khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.

Thành phẩm thu được là nước canh khoảng 600ml có màu vàng đậm, mùi thơm dễ chịu.

Mách bạn: Cách nấu canh dưỡng sinh một lần dùng cho nhiều lần

 

Nếu bạn muốn nấu một lần để sử dụng nhiều lần thì cần tăng số lượng nguyên liệu lên, cụ thể:

 

Cà rốt: 1kg

Củ cải trắng: 1kg

Lá củ cải trắng: 350gr

Nấm đông cô (khô): 200gr

Ngưu bàng: nếu dùng loại tươi thì 1kg, còn loại khô thì 250gr

Cách nấu tương tự như trên. Sau khi nấu xong, bạn để nguội, chắt nước ra riêng, phần xác lấy ra bỏ vào túi vải, bóp và ép xác để lấy nước. Sau đó trộn chung 2 nước này lại với nhau, tiếp tục nấu sôi nước cho đến khi còn lại khoảng 2 lít. Để nguội nước rồi bảo quản trong tủ lạnh để uống dần. Mỗi lần uống chỉ lấy 50ml nước canh dưỡng sinh pha thêm cùng 150ml nước sôi rồi uống từ từ (khoảng 10 – 15 phút) trước mỗi bữa ăn.

 

– Lưu ý khi nấu

Tuân theo đúng lượng hướng dẫn về nguyên liệu, không tự ý cho thêm nguyên liệu vì nghĩ rằng càng nhiều nguyên liệu thì hiệu quả càng cao;

Ngoài 5 nguyên liệu kể trên + nước sạch dùng để nấu canh thì không được cho thêm bất cứ nguyên liệu nào vì sẽ khiến canh biến chất, phản tác dụng.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1126 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!