Căn cứ xác lập quyền dân sự

Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời, đã quy định các quan hệ dân sự được xác lập, thực hiện từ những hành vi pháp lý hợp pháp là sự kiện pháp lý phổ biến và cơ bản trong đời sống xã hội. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Căn cứ xác lập quyền dân sự theo quy định của pháp luật
Dieu-7-luat-to-tung-hanh-chinh-300x210

1. Căn cứ xác lập quyền dân sự là gì? 

Căn cứ xác lập quyền dân sự là các căn cứ nhằm làm phát sinh các quyền dân sự của các nhân, tổ chức, cụ thể gồm các căn cứ như sau theo quy định tại Điều 8 Bộ luật dân sự năm 2015: 
(1) Hợp đồng,
(2) hành vi pháp lý đơn phương
(3)Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật
(4) Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh, kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
(5) Chiếm hữu tài sản
(6) Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
(7) Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật
(8) Thực hiện công việc không có ủy quyền
(9)Căn cứ khác do pháp luật quy định.

2. Nội dung các căn cứ xác lập quan hệ dân sự

Quan hệ dân sự được xác lập, thực hiện từ những hành vi pháp lý hợp pháp là sự kiện pháp lý phổ biến và cơ bản trong đời sống xã hội. Kế thừa có chọn lọc các BLDS trước đây, nay BLDS năm 2015 coi những căn cứ sau là hợp pháp khi xác lập quyền dân sự.
Căn cứ xác lập quyền dân sự khác căn cứ thông thường ở chỗ: nó sẽ là cơ sở phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định và được pháp luật dân sự tôn trọng bảo vệ. Căn cứ để xác lập quyền dân sự là những sự kiện pháp lý do BLDS quy định, trên cơ sở đó quyền dân sự được xác lập. Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1) Hợp đồng

Hợp đồng là sự kiện pháp lý phổ biến nhất trong quan hệ dân sự được pháp luật dự liệu xảy ra trong thực tế sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự và có những hậu quả pháp lý nhất định. Sự kiện thông thường khác sự kiện pháp lý ở chỗ: nó không làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định và cũng không có sự tác động của các quy phạm pháp luật dân sự để hình thành một quan hệ dân sự.
– Hợp đồng là một sự kiện pháp lý trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2015.
Các hợp đồng: mua bán, tặng, cho, cho vay vv… nếu được xác lập phù hợp với quy định của BLDS và theo ý chí của chủ thể, thì những chủ thể tham gia quan hệ dân sự thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp là căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nghĩa là, bằng hợp đồng dân sự hợp pháp mà quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập. Ví dụ: quyền sở hữu đối với tài sản của chủ thể trong hợp đồng mua bán chấm dứt với người bán nhưng lại là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đối với một hoặc nhiều chủ thể mua khác.

4) Hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2015. Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ xác lập quyền dân sự trong quan hệ hứa thưởng (Điều 570 BLDS năm 2015) và thi có giải (Điều 573 BLDS năm 2015).
Khoản 1 Điều 572 về trả thưởng BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng”. Tương tự, khoản 3 Điều 573 về thi có giải BLDS 2015 quy định: “Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố”. Như vậy, nếu các hành vi pháp lý đơn phương đáp ứng các quy định từ Điều 570 đến Điều 573 BLDS năm 2015, sẽ là căn cứ xác lập quyền dân sự về nhận thưởng, nhận giải thưởng. Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 275 BLDS năm 2015.

3) Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật

Trong pháp luật dân sự, căn cứ xác lập quyền dân sự có thể là Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật hoặc thời hạn. Thời hạn là sự kiện pháp lý đặc biệt do pháp luật dân sự quy định mà một chủ thể có thể: được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc bị mất quyền khởi kiện. Với ý nghĩa này, trong nhiều trường hợp thời hạn là sự kiện pháp lý có ý nghĩa làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Xác lập quyền dân sự còn có thể theo những căn cứ riêng biệt. Đó là, ngoài những căn cứ có tính phổ biến, quyền dân sự (thậm chí quyền sở hữu) còn có thể được xác lập theo những căn cứ riêng biệt khác theo quy định của pháp luật dân sự. Đó chính là các bản án, quyết định của Tòa án (gồm cả quyết định hòa giải thành) hoặc các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 235 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác”.
Quyền dân sự và quyền sở hữu của một chủ thể còn có thể được xác lập theo thời hiệu khi có các điều kiện do pháp luật quy định như: người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì người ấy trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS năm 2015, luật khác có liên quan quy định khác. Khi đó quyền dân sự và quyền sở hữu sẽ được xác lập và được công nhận kể từ thời điểm người đó bắt đầu chiếm hữu (Điều 236).
Đối với các tài sản bị tịch thu (Điều 244), bị trưng mua (Điều 243), về nguyên tắc đây là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với một chủ thể nhất định nhưng đó lại là căn cứ làm phát sinh quyền dân sự và quyền sở hữu đối với Nhà nước.
Điều 244 BLDS năm 2016 quy định: “Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật”.

4) Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của BLDS năm 2015, kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng là căn cứ xác lập quyền dân sự phổ biến trong đời sống xã hội. Đây cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 222 BLDS năm 2015.
Điều 222 BLDS năm 2015 quy định: “Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ”.

5) Chiếm hữu tài sản

Chiếm hữu tài sản là một trong những căn cứ khá phổ biến để xác lập quyền dân sự. Điều 186 BLDS năm 2015 quy định cụ thể quyền chiếm hữu của chủ sở hữu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Ngoài quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, thì người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu; được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý… thì người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
Hành vi chiếm hữu trong những trường hợp này cũng là căn cứ xác lập quyền dân sự. Tuy nhiên, người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của BLDS. Nghĩa là, khi có căn cứ như: ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì người được giao tài sản cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó. Ho Chiếm hữu về tài sản cũng là một phần của căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 275 BLDS năm 2015.
Ngoài ra, quyền chiếm hữu và quyền sở hữu có thể là căn cứ để xác lập quyền dân sự do các sự kiện mà pháp luật dân sự khi không xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên theo Điều 229 BLDS năm 2015.
Cơ sở của việc xác lập quyền chiếm hữu theo những sự kiện trên không phải chỉ đơn giản là các hành vi phát hiện, tìm thấy, nhặt được tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
Ngoài những sự kiện trên, pháp luật quy định phải tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác lập theo quy định tại khoản 2 Điều 229 BLDS năm 2015.
Trong trường hợp tìm thấy vật chôn giấu hoặc bị chìm đắm thì quyền sở hữu được xác lập có thể thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Khoản 2 Điều 229 BLDS quy định: “Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước”.
Để chiếm hữu tài sản là căn cứ xác lập quyền dân sự, trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ các quy định trong BLDS năm 2015. Ví dụ: đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên, phải sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định theo các quy định tại khoản 2 Điều 230 BLDS năm 2015.
Căn cứ xác lập quyền dân sự, quyền sở hữu do các sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc. Đối với những sự kiện này người bắt được ngoài điều kiện thông báo công khai cũng phải sau một thời hạn tùy thuộc vào đối tượng thất lạc thì quyền sở hữu mới được xác lập đối với người đã bắt được theo quy định tại Điều 232 BLDS năm 2015.

6) Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Theo nguyên lý trao đổi ngang giá của pháp luật dân sự, thì đa phần quan hệ dân sự phát sinh được phát sinh trên cơ sở hợp đồng – một căn cứ phổ biến làm phát sinh quan hệ dân sự. Vì vậy, khoản 1 Điều 579 BLDS năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Tương tự, khoản 2 Điều 579 BLDS năm 2015 quy định: “Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại”. Như vậy, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật; người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại sẽ là căn cứ xác lập quyền yêu cầu hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật trong quan hệ dân sự này.
Tuy nhiên, Điều 236 BLDS năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, khi người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đáp ứng các điều kiện trên đây được pháp luật công nhận quyền sở hữu thì không phát sinh quyền yêu cầu hoàn trả đối với chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó.
Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 275 BLDS năm 2015.

7) Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật

Một chủ thể khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra theo các căn cứ quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015 cũng là căn cứ xác lập quyền dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 585 BLDS năm 2015.
 Tuy nhiên, quyền dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại phải đang còn thời hiệu theo quy định tại Điều 588 BLDS năm 2015: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật cũng là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 275 BLDS năm 2015.

8) Thực hiện công việc không có uỷ quyền

Thực hiện công việc không có uỷ quyền cũng là một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự. Điều 576 BLDS đã quy định: “1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. 2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối”.
Trong quan hệ dân sự này, khi “người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc” phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho người đó. Đây là căn cứ làm phát sinh của quyền của người thực hiện công việc không có uỷ quyền khi yêu cầu thanh toán thù lao.
Thực hiện công việc không có uỷ quyền cũng là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 275 BLDS năm 2015.

9) Căn cứ khác do pháp luật quy định

Ngoài những sự kiện pháp lý có tính chất khách quan kể trên, do quan hệ dân sự đa dạng, phong phú nên còn có những sự kiện mang tính chất chủ quan. Có điều này là do sự phức tạp của các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội mà các nhà làm luật chưa thể dự liệu ngay được, chẳng hạn do khoa học công nghệ phát triển nên các căn cứ xác lập quyền trong sở hữu trí tuệ, lĩnh vực công nghệ thông tin.
Để những quyền dân sự được xác lập được pháp luật dân sự bảo hộ, thì quy định có tính chất “mở” này là cần thiết. Vì vậy, khoản 3 Điều 8 BLDS năm 2015 vẫn kế thừa các bộ luật trước đó và quy định: “Những căn cứ khác do pháp luật quy định”.
Căn cứ khác do pháp luật quy định cũng là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 6 Điều 275 BLDS năm 2015.

3. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Căn cứ xác lập quyền dân sự theo quy định của pháp luật  mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (554 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo