Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện pháp pháp lý quan trọng có vai trò bù đắp cho bên bị thiệt hại (bên có quyền) những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. Vậy Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Căn cứ xác định thiệt hại? Điều kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại chính xác

Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

1. Căn cứ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

1.1. Hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là một căn cứ quan trọng và cần thiết để áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện cơ bản và là tiền đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc nền tảng được ghi nhận tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 xem việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng những điều mà họ đã cam kết hợp pháp (bao gồm thỏa thuận giữa các bên, các quy định của pháp luật về hợp đồng) là hành vi vi phạm quy tắc xử sự trong lĩnh vực hợp đồng do các bên tự nguyện tạo ra – hành vi vi phạm hợp đồng và do đó buộc bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Pháp luật hợp đồng Việt Nam còn liệt kê các trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng có những hành xử không đúng cam kết hay vi phạm hợp đồng gồm: chậm thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 Điều 353); không thực hiện nghĩa vụ giao vật (khoản 2 Điều 356); không thực hiện một công việc hoặc thực hiện một công việc không đươc phép thực hiện (khoản 2 Điều 358); chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (khoản 2 Điều 357); chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 ĐIều 355, ĐIều 359); giao tài sản không đúng số lượng (khoản 2, Điều 437); giao vật không đồng bộ (khoản 2 Điều 438); giao tài sản không đúng chủng loại (khoản 2 Điều 439); không cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng (khoản 2 Điều 443); không bảo đảm chất lượng vật mua bán (khoản 2 Điều 445); không bảo đảm quyền sở hữu cho bên có quyền (khoản 2 Điều 444),…

1.2. Thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… Và theo đó cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm này là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có lỗi của người gây ra thiệt hại.

Việc Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 không quy định lỗi là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này cho phép xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng khi có hành vi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không đúng mà không đòi hỏi phải tìm hiểu trạng thái tâm lý của bên gây thiệt hại hay tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện đúng hợp đồng. Việc không ghi nhận lỗi là một trong các căn cứ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005 không có nghĩa là yếu tố lỗi hoàn toàn bị bỏ trong bồi thường thiệt hại mà thực chất yếu tố lỗi đã được ngầm định trong tiêu chí đánh giá hành xử của các bên trong quan hệ hợp đồng và do vậy bên vi phạm hợp đồng được suy đoán là có lỗi.

2. Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Vấn đề xác định thiệt hại, theo khoản 1 Điều 419, BLDS năm 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 419; Điều 13 và Điều 360 BLDS năm 2015. Trong khi đó, Điều 13 và Điều 360 BLDS năm 2015 chỉ nêu nguyên tắc chung là nếu một bên gây thiệt hại cho một bên khác thì phải bồi thường cho bên này toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay luật có quy định khác. Khoản 2 Điều 419 BLDS năm 2015 chỉ đề cập thiệt hại là lợi ích mà lẽ ra người có quyền (bên bị vi phạm) sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và các chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Điều 302 Luật Thương mại năm 2005: “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu được mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống, do vậy, hợp đồng luôn có vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Nếu như xác lập hợp đồng là quá trình các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau về các điều khoản hợp đồng thì thực hiện hợp đồng lại là quá trình các bên biến các điều khoản họ đã tự nguyện cam kết thành hiện thực để đáp ứng các quyền và nghĩa vụ mà họ mong muốn đạt được.

Như vậy cách tính mức bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như giá trị thiệt hại thực tế đối với từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là các thông tin về Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (553 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo