Cách nhân giống cây lan hạt dưa

Đặc điểm hình thái của cây Lan Hạt Dưa

Cây Hạt Dưa là một trong những loại cây tiểu cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Chúng tuy không quá nổi bật nhưng lại mang vẻ đẹp nhẹ nhàng. Sau đây là những đặc điểm nhận dạng của loại cây đặc biệt này.

 

Thân

Cây Lan Hạt Dưa thuộc dạng thân rũ, cong và nhỏ nhưng khá cứng. Mỗi một gốc cây sẽ đâm ra các cành phụ, từ cành lại mọc ra những đoạn nhỏ có kèm nhiều rễ phụ. Chính vì vậy, việc nhân giống cây cảnh quan này vừa dễ, nhanh mà không hề tốn quá nhiều công sức như các loại cây khác.

 

lan hat dua xanh cmt garden

Thân cây Lan Hạt Dưa thuộc dạng cong và nhỏ nhưng khá cứng

Cây tiểu cảnh này có chiều dài trung bình đạt 30 – 50cm. Độ dài của cây sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của người trồng và điều kiện môi trường sống. Nó có thể sống quanh năm và sống nhờ bám trụ hoặc tầm gửi vào cây khác. 

 

Lá của cây cảnh quan này có hình bầu dục, nếu nhìn xa y hệt như hạt dưa khổng lồ. Đó cũng là lý do vì sao nó được đặt tên là Lan Hạt Dưa. Hiện trên thị trường có hai loại Hạt Dưa đó là loại có màu cẩm thạch, loại còn lại lá có màu xanh lục đậm. 

 

Hoa

Điểm đáng tiếc nhất của Lan Hạt Dưa có lẽ chính là nó không có hoa. Nhưng bù lại, loại cây cảnh này lại sở hữu những cánh lá nhỏ mọc tua tủa quanh thân xanh mướt khá bắt mắt nên vẫn chiếm được cảm tình của rất nhiều người yêu cây.

 

Công dụng của cây Lan Hạt Dưa

Cây Lan Hạt Dưa xuất hiện khá lâu đời tại Việt Nam và ngày càng được yêu thích bởi những lợi ích mà nó mang lại như: 

 

Trang trí

Nếu bạn đang tìm một loại cây để trang trí tô điểm thêm cho căn nhà mình thêm sinh động thì nhất định không được bỏ qua Lan Hạt Dưa. Bạn có thể trồng cây ở ban công, cửa sổ, bàn làm việc tại nhà,… đều phù hợp và mang lại hiệu quả trang trí tuyệt vời.

 

cach trong lan hat dua

Lan Hạt Dưa giúp ban công nhà bạn trở nên xanh mát, trong lành

Ngoài ra, vì có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết nên loại cây này cũng được khá nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cafe sân vườn,… lựa chọn. Các chủ quán thường chọn trồng Lan Hạt Dưa vào chậu cây treo ở vị trí cao nhất giúp không gian bớt đơn điệu và trở nên xanh mát hơn. 

 

Ý nghĩa phong thủy

Ngoài mục đích trồng để trang trí, Lan Hạt Dưa còn có ý nghĩa phong thủy cực to lớn. Nếu gia chủ mệnh Mộc và Hỏa đặt một giỏ cây này trong nhà sẽ hút tài lộc và đem lại nhiều may mắn, cát tường cho tất thảy thành viên trong nhà bạn. 

 

Cách trồng cây Lan Hạt Dưa

Loại cây cảnh quan được trồng bằng hai phương pháp tách bụi hoặc giâm cành. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn trồng theo từng phương pháp cụ thể, bạn hoàn toàn có thể làm theo khá dễ: 

 

Trồng cây Lan Hạt Dưa theo phương pháp tách bụi hay giâm cành đều rất dễ

Trồng cây Lan Hạt Dưa theo phương pháp tách bụi hay giâm cành đều rất dễ

Phương pháp tách bụi

Trồng cây Lan Hạt Dưa theo phương pháp tách khá đơn giản, tuy nhiên nếu muốn thành công bạn cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn dưới đây:

 

Đầu tiên, người trồng cần chuẩn bị sẵn đất và chậu. Đất bạn chọn đất tơi xốp có khả năng hút nước, thoát ẩm tốt. 

Tiếp theo, bạn cần chọn được cây con khỏe mạnh.

Kế đó, bạn tách cây con ra khỏi thân mẹ và trồng xuống đất như bình thường. Chú ý, thao tác này yêu cầu bạn phải khéo léo, làm từ từ để tránh làm đứt cây và rễ. 

Sau khi trồng xong, bạn nhớ tưới nước ngay để đảm bảo đủ ẩm cho cây phát triển.

Nhiệm vụ cuối cùng của bạn chỉ còn mỗi tưới nước định kỳ. Nếu trồng vào mùa hè bạn tưới 1 ngày 2 lần, nếu trồng vào mùa mưa thì giảm bớt còn 1 lần/ ngày. 

Phương pháp giâm cành

Còn nếu bạn thích trồng cây Lan Hạt Dưa theo phương pháp giâm cành thì hãy nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ dẫn sau:

 

Đất bạn vẫn chuẩn bị như phương pháp trồng tách bụi.

Ưu tiên chọn cây giống già, càng nhiều rễ càng tốt.

Tiếp theo bạn để cây giống nằm ngang rồi lấy đất lấp lên. Lưu ý, chúng ta chỉ lấp đất qua mép trên của thân cây là được.

Kế đó là tới công tác tưới cây giữ ẩm bạn thực hiện như phương pháp tách bụi đã trình bày chi tiết phía trên. 

Kỹ thuật chăm sóc cây Lan Hạt Dưa 

Tuy giống cây này có sức sinh tồn mạnh, nhưng nếu muốn nó phát triển mạnh và tươi tốt quanh năm, bạn cần phải ghi nhớ kỹ những vấn đề dưới đây: 

 

Ánh sáng

Cây Lan Hạt Dưa là loại cây dây leo có khả năng thích nghi được với hầu hết môi trường, kể cả nơi không có ánh sáng hoặc rất ít. Bên cạnh đó, cây tiểu cảnh này còn thuộc dạng cây chịu bóng bán phần, do đó nó vẫn cần tiếp xúc với ánh nắng nhẹ để cây quang hợp. 

 

Bạn nên cho cây ra tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn

Bạn nên cho cây ra tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn

Tuy nhiên, người trồng chú ý chỉ cho cây tiếp xúc với ánh sáng vào sáng sớm trước 9h hoặc chiều muộn sau 4h là tốt nhất. Cây Lan Hạt Dưa mà để ngoài nắng gắt quá lâu sẽ khiến lá bị cháy, rễ cây sẽ bị khô, nếu không cứu chữa kịp thời khả năng cây chết là rất lớn. 

 

Tưới nước

Tiếp theo là tới nhiệm vụ tưới nước. Tưới nước cho cây Lan Hạt Dưa không khó nhưng lại chẳng dễ, khi thực hiện người trồng cần phải ghi nhớ những điểm sau:

 

Vào mùa hanh khô cây cần được tưới 1 – 2 lần/ ngày. Tới mùa mưa người trồng nên tiết giảm lượng nước tưới xuống 2 ngày 1 lần.

Khi tưới nước, bạn nên dùng bình phun sương phun nhẹ lên bề mặt lá với tốc độ nhẹ nhàng nhất có thể. 

Trường hợp bạn trồng với quy mô lớn thì việc đầu tư hệ thống tưới tự động là lựa chọn sáng suốt. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (536 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!