Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định [2024]

Bạn đang thực hiện khấu hao tài sản cố định, nhưng chưa biết phải sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định nào. Vậy hãy theo dõi bài viết này để cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định nhé.

cach-tinh-khau-khao-tai-san_3005093727

1. Quy định về các phương pháp khấu hao tài sản cố định.

Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

1.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng.

Phương pháp khấu hao đường thẳngphương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

2. Cách tính khấu hao tài sản cố định.

2.1. Phương pháp đường thẳng.

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định. 

2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

Công thức tính:

Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỉ lệ khấu hao

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh(%) = Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

- Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định dưới bảng sau:

Thời gian trích khấu hao TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

- Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ / Số lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm. Hoặc tính theo công thức như sau:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

3. Những câu hỏi thường gặp.

Tính khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp: Khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm.

Dựa trên mức doanh thu và chi phí trích khấu hao TSCĐ phù hợp. Ví dụ: 
Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng nếu doanh thu được tạo ra chủ yếu từ TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian nếu doanh thu được tạo ra thấp hơn những năm đầu sử dụng TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Để trả lời tại sao phải tính khấu hao TSCĐ thì bạn cần hiểu 2 vấn đề sau:
TSCĐ là tư liệu sản xuất có giá trị lớn, được đưa vào sử dụng trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. Khấu hao là việc tính toán, định giá và phân bổ có hệ thống giá trị của TSCĐ bị hao mòn sau khoảng thời gian sử dụng. 
Tất cả TSCĐ của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, vừa giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định, thu hồi vốn cố định khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, vừa là yếu tố để doanh nghiệp xác định giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả kinh doanh và lên kế hoạch tái sản xuất, đầu tư.

Nếu tính khấu hao theo tháng: Với nguyên tắc phù hợp thì doanh thu, chi phí phát sinh kỳ nào được ghi nhận vào kỳ đó. Đồng thời, với phương pháp này sẽ dễ dàng theo dõi giá trị còn lại của tài sản bởi dù có hay không có sử dụng thì tài sản vẫn hao mòn theo thời gian.
Nếu tính khấu hao theo năm: Là một cách để kiểm tra lại tính chính xác của việc tính khấu hao TSCĐ theo tháng.

4. Dịch vụ khấu hao tài sản cố định của Công ty Luật ACC.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố định thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi khó khăn đó. ACC là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, kế toán, thuế… uy tín hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm dịch vụ chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách sử dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố định. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (224 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo