Các giai đoạn tố tụng trong luật tố tụng hành chính

Tố tụng hành chính là gì là thắc mắc của nhiều người. Theo quy định của pháp luật, đây là trình tự giải quyết vụ án hành chính tại tòa án. Cùng với tố tụng hình sự, tố tụng dân sự thì tố tụng hành chính có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Vậy các giai đoạn tố tụng trong luật tố tụng hành chính là gì? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin cụ thể và chi tiết đến Quý bạn đọc.

Tố tụng hành chính là gì? Các giai đoạn của tố tụng hành chính tại Việt Nam?

Các giai đoạn tố tụng trong luật tố tụng hành chính

I. Các giai đoạn tố tụng trong luật tố tụng hành chính

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức toà án, căn cứ pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tố tụng hành chính được phân thành các giai đoạn chính sau:

1. Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính:

Khi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tháy rằng quyết định, hành vi hành chính cũ thể nào đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà hành chính giải quyết. Trước khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan hành chính mà họ mà họ cho là trái pháp luật; trong trường jợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hnàh chính tại toà án có thẩm quyền.

Sau khi nhận được đơn kiện, Toà hành chính phải xem xét nếu xét thấy không tuộc trường hợp trả lại đơn thì Toà án thụ lý vụ việc kiện theo thẩm quyền.

2. Chuẩn bị xét xử:

Trong giai đoạn này, Toà hành chính thực hiện các công việc chuẩn bị, như yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, ....khi xét thấy cần thiết Toà có thể thu thập chứng cứ, xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định ... sau khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Toà hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án.

3. Xét xử sơ thẩm:

Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử vụ án hành cính gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.

Phiên toà có sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà Toà hành chính xét thấy cần có mặt hay không. Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cũng được pháp lệnh quy định tại Điều 18.

Về thủ tục phiên toà, pháp lệnh cũng quy định giống như thủ tục bắt đầu phiên toà xét xử vụ án dân sự hoặc vụ án kinh tế.

Các quyết định của Hội đồng xét xử phải do các thành viên của hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.

Tìm hiểu luật tố tụng hành chính và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật tố tụng hành chính 2015.

4. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm:

Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính. Giai đoạn này có nhiệm vụ sửa chữa những sai lầm và vi phạm của toà án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.

Tính chất của việc xét lại bản án và quyết định theo thủ tục phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án sơ thẩm và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án.

Về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm cũng tương tự như trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên do tính chất của giai đoạn này, cho nên phiên toà phúc thầm có những đặc thù so với phiên toà sơ thẩm.

Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng tương tự như khi xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động ....

5. Xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm:

6. Thi hành bản án hành chính.

II. Các câu hỏi liên quan thường gặp

1. Tố tụng hành chính là gì?

Tố tụng hành chính là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của công chức, cán bộ thuộc những cơ quan này.

2. Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính:

Chứng minh trong TTHC là hoạt động của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ án hành chính. Nghĩa vụ chứng minh trong TTHC chủ yếu thuộc về các đương sự. Người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có nghĩa vụ chứng minh. Ngoài ra, trong trường hợp Toà án xác minh, thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc trong trường hợp xét thấy cẩn thiết, Toà án có nghĩa vụ chứng minh nhằm làm rỏ cơ sở quyết định của mình.

Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục luật định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hành chính.

Chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn được quy định tại Điều 78 Luật TTHC năm 2015 và phải được xác định theo Điều 98 Luật TTHC năm 2015.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Các giai đoạn tố tụng trong luật tố tụng hành chính. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Các giai đoạn tố tụng trong luật tố tụng hành chínhquý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (373 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo