Thủ tục bồi thường thiệt hại án oan sai trong tố tụng (2024)

Trong những năm gần đây tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp, số vụ án, người phạm tội, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội có chiều hướng gia tăng, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Về cơ bản có thể thấy rằng hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tình trạng án oan sai cũng được hạn chế mệt cách đáng kể. Tuy nhiên, việc oan sai trong tố tụng hình sự vẫn còn rất nghiêm trọng với số tiền bồi thường thiệt hại án oan sai cũng khá lớn. Bài viết sau đây đề cập đến bồi thường thiệt hại án oan sai mà các bạn cần biết.

boi-thuong-thiet-hai-an-oan-saiBồi thường thiệt hại án oan sai

1. Án oan sai trong tố tụng được hiểu như thế nào?

Đối với việc xác định bồi thường thiệt hại án oan sai cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự thì vấn đề quan trọng cần quan tâm chính là đối tượng được bồi thường. Thông thường khi nhắc tới những sai phạm trong hoạt động tố tụng hình sự thì thường nhắc đến các trường hợp bị oan, sai. Oan có thể được hiểu là bị quy cho tội mà bản thân không phạm, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân không đáng phải chịu. Sai trong tố tụng hình sự được hiểu là tính chất của hoạt động hoặc chất lượng giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không đúng với quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo đó, oan sai có thể được hiểu như sau: 

Công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do vì hết thời hạn tạm giam, tạm giữ mà không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.

Công dân đã bị truy tố ra tòa để xét xử nhưng tòa án tuyên bố bị các không có tội hoặc bản án kết tội của tòa án cấp dưới bị tòa án cấp trên hủy, tuyên bị cáo không có tội. 

Công dân bị truy tố, xét xử, kết án theo một tội danh nặng hơn so với tội danh trên thực tế đã phạm phải và bản án đã được tòa án cấp trên sửa theo hướng nhẹ hơn.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại án oan sai sẽ thuộc về nhà nước, nhà nước phải bồi thường một khoản tiền cho người chịu án oan sai nếu có sự sai phạm trong hoạt động xét xử của mình.

2. Thủ tục bồi thường thiệt hại án oan sai trong tố tụng

Khi bị án oan sai, bạn có thể thực hiện việc yêu cầu bồi thường thiệt hại án oan sai theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại án oan gồm những giấy tờ sau:

  • Văn bản yêu cầu bồi thường
  • Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường ( trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường)
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường 

Bước 2: Người yêu cầu được bồi thường thiệt hại án oan trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ hoặc nộp gián tiếp bằng cách gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường hoặc bộ tư pháp trong trường hợp chưa xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ. 

  • Nhận hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại án oan sai sẽ tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ, cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu.
  • Nhận hồ sơ qua bưu điện: trong thời hạn là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường sẽ thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ cho người yêu cầu.

Bước 4: Tiến hành thụ lý hồ sơ và giải quyết bồi thường thiệt hại án oan sai. 

Trong thời hạn là 2 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý

Trong thời hạn là 2 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành cử ngoài giải quyết việc bồi thường.

Bước 5: Xác minh thiệt hại: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường bồi thường thiệt hại án oan phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

Bước 6: Thương lượng việc bồi thường: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành thương lượng. Trong thời hạn 10 ngày từ ngày tiến hành thương lượng thì việc thương lượng phải hoàn thành và tối đa là 15 ngày đối với trường hợp nhiều tình tiết phức tạp

Bước 7: Quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại án oan sai: sau khi có biên bản thương lượng thành, thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.

Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại án oan sai mà công ty Luật ACC muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề này cũng như muốn được giải đáp về các vướng mắc pháp lý cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật ACC để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Khiếu nại: 1800.0006

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1165 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo