Tìm hiểu về bộ tờ khai hải quan nhập khẩu, gồm những gì?

Tờ khai hải quan nhập khẩu là một trong những giấy tờ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu vào một quốc gia một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Vậy bộ tờ khai hải quan nhập khẩu gồm những gì và được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

 

Bộ Tờ Khai Hải Quan Nhập Khẩu Gồm Những Gì

bộ tờ khai hải quan nhập khẩu gồm những gì

1. Tờ khai hải quan là gì?

Tờ khai hải quan hay còn gọi với tên tiếng anh là Customs Declaration. Đây là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan theo đó có các quy định như sau:

- Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.

- Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.

- Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.

- Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.

Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.

- Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

2. Bộ tờ khai hải quan nhập khẩu gồm những gì?

Bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu bao gồm những giấy tờ sau đây:

1. Tờ khai hải quan
2. Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
3. Vận đơn (Bill of Landing).
4. Giấy phép nhận khẩu
5. Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
6. Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân
7. Tờ khai trị giá
8. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)
9. Danh mục máy móc, thiết bị
10. Hợp đồng uỷ thác
11. Hợp đồng bán hàng cho viện nghiên cứu, trường học
12. Bản kê lâm sản với gỗ nguyên liệu nhập khẩu

3.Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng cần chuẩn bị các chứng tờ khai hải quan bao gồm:

– Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng cần giấy phép khi nhập khẩu): là giấy tờ do được đưa ra bởi cơ quan có thẩm quyền của một đất nước nhằm quy định mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ nước mình.

– Invoice: là hóa đơn mua bán hàng, do người bán đưa ra theo form của mình, không phải tuân thủ theo quy định của Chi cục Thuế hay cơ quan nhà nước nào cả. Trên hóa đơn phải ghi rõ nội dung về số hóa đơn, ngày, người mua, người bán, mô tả khái quát hàng hóa, số lượng hàng hóa, đơn giá và tổng tiền. Đây là chứng từ rất quan trọng trong việc tiến hành thanh toán, đóng thuế. Hiện nay có 2 loại hóa đơn thường sử dụng: Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) và hóa đơn thương mại (Commercial invoice).

– Bill of lading (Vận đơn đường biển): Là một chứng từ trong vận chuyển hàng hóa do người chuyên chở, thuyền trưởng ký và phát cho các chủ hàng khi tàu rời bến.

– C/O (nếu có)(Certificate of Origin):  là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa , là chứng từ quan trọng trong hoạt động  xuất nhập khẩu. C/O chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa được sản xuất ở vùng lãnh thổ hoặc quốc gia nào.

– Phyto (nếu có): là Giấy kiểm dịch thực vật.Kiểm dịch thực vật chính là biện pháp ngăn chặn các loại sâu bệnh hoặc cỏ dại nguy hiểm có trên các mặt hàng loại thực vật không được lây lan từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu khi vận chuyển.

Mục đích của việc kiểm dịch thực vật chính là đảm bảo chất lượng của hàng hoá để hàng hoá được vận chuyển không mang các mầm bệnh độc hại, nguy hiểm vào thị trường tiêu thụ nước khác.

Giấy kiểm định thực vật còn là loại chứng từ xuất nhập khẩu để chứng minh rằng  hàng hoá này đủ điều kiện để nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề bộ tờ khai hải quan nhập khẩu gồm những gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về bộ tờ khai hải quan nhập khẩu gồm những gì vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (592 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo