Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc

Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thông pháp luật quốc gia chắc chắn chúng ta cũng sẽ xem qua pháp luật nước ngoài khi xử lý một vấn đề xã hội mà chúng ta quan tâm và quá trình phát triển Bộ luật tố tụng dấn sự của nước ta cũng vậy. Chúng ta đã tham khảo Bộ luật Tố tụng của các nước khác và trong đó có Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc. Vậy Bộ luật Tố tụng Dân sự Trung Quốc có gì đáng chú ý và học hỏi. Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC nhé.

1. Một số nét cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự Trung Quốc

Tại Trung Quốc, việc thi hành án dân sự và kinh tế do các đơn vị thi hành án của toà án tiến hành. Toà án cũng chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành các phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, tỷ lệ cưỡng chế thi hành các bản án và phán quyết trọng tài hiện còn thấp và đây được coi là một khó khăn mà các tòa án nhân dân hiện đang gặp phải. Trong các vụ án dân sự, tỷ lệ tự nguyện thi hành các bản án và phán quyết trọng tài của toà án rất thấp. Vì vậy, bộ phận thi hành án của toà án cần phải tiến hành thủ tục cưỡng chế thi hành. Một số ước tính cho biết tỷ lệ các vụ án không được thi hành khá cao, đến 50%, trong khi một số nguồn khác còn đưa ra con số cao hơn. Ngoài việc án có thể không được thi hành thì còn có vấn đề chậm thi hành hay chỉ thi hành được một phần giá trị phải thi hành án. Một trong những nội dung chính của chương trình cải cách tư pháp 5 năm là nâng cao năng lực của toà án nhân dân trong việc thi hành bản án. Chương trình cải cách đầu tiên đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1999. Một trong những nỗ lực của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) trong việc tăng cường công tác thi hành án là việc ban hành các văn bản đặc biệt về thi hành án. Văn bản mới nhất là Luật tố tụng dân sự (TTDS) sửa đổi năm 2007 và văn bản của TANDTC Giải thích một số quy định trong việc áp dụng thủ tục thi hành án theo Luật TTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2008.

2. Thi hành án dân sự tại Trung Quốc

Thi hành án dân sự: Đại đa số các vụ việc được cơ quan thi hành án thi hành là các vụ án dân sự, trung bình chiếm 81,2% tổng số vụ việc thi hành án. Việc thi hành các bản án dân sự và bản án của Toà án hàng hải được điều chỉnh bởi Luật Tố tụng dân sự 1991, được sửa đổi năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Toà án có thẩm quyền thi hành án các bản án hoặc quyết định dân sự hay phần có liên quan đến tài sản trong bản án hình sự là tòa án nơi có tài sản hoặc nơi người phải thi hành án cư trú. Khi nộp đơn yêu cầu thi hành án, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của tài sản cần thi hành án. Điều 2 của Quy tắc của TANDTC về một số vấn đề trong công tác thi hành án của Toà án nhân dân năm 2000 đã đưa ra định nghĩa về các tài liệu có thể được thi hành bao gồm: Quyết định và bản án hành chính và dân sự, thoả thuận hòa giải thành, quyết định về chế tài dân sự; lệnh thanh toán tiền; bản án, lệnh và thoả thuận hòa giải về các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự do toà án tiến hành; quyết định của toà án nhân dân về việc áp dụng các chế tài hành chính; phán quyết trọng tài và thoả thuận hòa giải của cơ quan trọng tài; quyết định của toà án về việc bảo quản tài sản và chứng cứ theo Luật Trọng tài của nước CHND Trung Hoa; các tài liệu được công chứng về nợ và thu hồi tài sản thuộc loại được cưỡng chế thi hành; các bản án của toà án và cơ quan trọng tài nước ngoài được toà án nhân dân công nhận và các văn bản pháp lý khác có thể được thi hành theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tài sản nằm ngoài lãnh thổ tài phán của toà án có thẩm quyền thi hành án thì tòa án đó có thể ủy thác cho tòa án nơi có tài sản thực hiện việc thi hành án. Nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được thư uỷ thác mà toà án đó không tiến hành thi hành án thì toà án ủy thác có thể đề nghị toà án cấp trên thực hiện việc thi hành án. Nếu bản án đã thi hành mà bị hủy bỏ do có “sai lầm nghiêm trọng” thì tòa thi hành án sẽ lệnh cho bên đương sự đã nhận tài sản từ việc thi hành án phải trả lại tài sản đó. Thời hiệu bắt đầu thủ tục thi hành án là 02 năm kể từ ngày một bên có quyền thi hành án. Toà án sẽ gửi thông báo yêu cầu thực hiện bản án cho bên phải thi hành án. Nếu trong thời hạn được xác định mà bên phải thi hành án không thi hành án thì toà án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án mà toà án không tiến hành thi hành án thì người nộp đơn có thể yêu cầu toà án cấp trên thi hành án. Toà án cấp trên có thể tự mình thi hành án hoặc chỉ đạo toà án cấp dưới phải thi hành án trong một thời hạn nhất định. Việc thi hành án sẽ do cán bộ thi hành án tiến hành. Người phải thi hành án phải cung cấp một bản kê khai tài sản. Nếu người đó không cung cấp thì toà án có quyền điều tra, phong toả và chuyển giao số tiền bị phong toả trong tài khoản vào ngân hàng, tổ chức tín dụng hay một tổ chức nhận tiền gửi khác. Toà án có thể ra quyết định khấu trừ thu nhập để thi hành án, nhưng phải để lại cho người phải thi hành án đủ thu nhập để sinh sống hàng ngày và chu cấp cho người phụ thuộc. Toà án cũng có thể phong toả, kê biên và bán đấu giá một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phải thi hành án. Trong trường hợp bên phải thi hành án che giấu tài sản, toà án có thể ra lệnh khám xét hoặc triệu tập đương sự và buộc phải nộp cho toà các giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác có thể được chuyển giao bằng giấy tờ. Sau khi gửi thông báo theo quy định, toà án có thể buộc một người rời khỏi nhà hoặc khu đất. Người nào chậm trễ thanh toán tiền hoặc chuyển giao tài sản có thể bị buộc phải trả gấp đôi tiền lãi trên số nợ hoặc bị phạt tiền do chậm thực hiện thanh toán. Đối với người không chịu chấp hành biện pháp cưỡng chế thì toà án có thể thông báo với các cơ quan hữu quan để hạn chế quyền ra nước ngoài của người đó, nêu thông tin về người đó trong hệ thống tín dụng hoặc công bố việc người đó không chấp hành biện pháp cưỡng chế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Toà án có quyền cưỡng chế trong việc triệu tập người phải thi hành án hoặc đại diện của người đó nếu người đó không ra trình diện trước toà sau 02 lần triệu tập. Thời hạn thẩm vấn theo giấy triệu tập không được quá 24 giờ. Đối với những hành vi cản trở thi hành án nghiêm trọng, chẳng hạn như hủy hoại tài sản, dùng vũ lực cản trở việc thi hành án, hoặc dùng vũ lực hay đe dọa đối với toà án hay các bên đương sự khác, toà án có thể phạt tiền (đến 10.000 nhân dân tệ (NDT) đối với cá nhân và từ 10.000 - 300.000 NDT đối với tổ chức), tạm giam người đó đến 15 ngày, hoặc chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra khi có dấu hiệu tội phạm. Mặc dù toà án có quyền cưỡng chế như trên, các học giả đã có nhiều tài liệu cho thấy toà án rất miễn cưỡng trong việc sử dụng đầy đủ các quyền này của mình. Toà án cũng có quyền tài phán đối với những quyết định bảo quản tài sản trước khi có phán quyết cuối cùng về tranh chấp dân sự hay phân xử trọng tài. Toà án nước ngoài có thể yêu cầu tương trợ tư pháp đối với việc tống đạt giấy tờ, điều tra và thu thập chứng cứ trên cơ sở có đi có lại, theo các hiệp định song phương hoặc đa phương, chẳng hạn như Công ước La Haye về công nhận và thi hành các bản án dân sự và thương mại, hoặc qua con đường ngoại giao. Việc nộp đơn đề nghị công nhận và thi hành các bản án và quyết định của nước ngoài có thể được tiến hành trên cơ sở có đi có lại. Trung Quốc chưa gia nhập Công ước La Haye, vì vậy việc tương trợ tư pháp và công nhận và thi hành các bản án nước ngoài trong thực tiễn chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở các hiệp định song phương.
đồng ý bồi thường cho nạn nhân.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (804 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo