Bột thạch cao nào dùng để đúc tượng bó bột khi gãy tay?

Bột thạch cao là vật liệu khá quen thuộc trong xây dựng, tuy nhiên ở một khía cạnh khác, bột thạch cao còn được ứng dụng dùng trong mỹ thuật và y tế. Một trong những ứng dụng nổi bật là dùng trong đúc tượng và bó bột tay, chân khi bị gãy. Tuy nhiên, không phải loại thạch cao nào cũng được sử dụng với mục đích này.

1. Thạch cao là gì?

Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm, với thành phần là m uối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O). Tinh thể hạt, bột... khối lượng riêng 2,31-2,33 g/cm³. Được ứng dụng trong ngành xây dựng làm vách ngăn, trần thạch cao, tường thạch cao,... Bên cạnh đó, có một số dạng bột thạch cao được sử dụng trong y tế hoặc dùng trong lĩnh vực mỹ thuật để đúc tượng.

Đặc tính chung của thạch cao là:

- Bề mặt khá mịn và phẳng, có độ cứng rất tốt. Nhìn chung, thạch cao có dáng vẻ bề ngoài khá là đẹp mắt.

- Thạch cao là loại vật liệu có khả năng kết nối với chính bản thân nó cũng như là một số các chất liệu khác nên được ứng dụng dễ dàng trong việc sử dụng.

- Màu sắc của thạch cao có màu trắng tinh nên có thể sử dụng vật liệu này để trang trí, tăng tính thẩm mỹ.

- Độ bền cao nhờ độ mềm dẻo và cứng (không bị gãy hay bị nứt, không chịu các tác động của ẩm mốc nên sử dụng lâu dài được).

- Trọng lượng của thạch cao nhẹ và tuyệt đối an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.

2. Loại thạch cao nào dùng trong đúc tượng, bó bột khi gãy tay?

Thạch cao sống là thạch cao chưa được nung và vẫn giữ nguyên thành phần ban đầu khi khai thác. Sau khi được nung tạo thành thạch cao khan. Loại thạch cao này được dùng phổ biến trong vật liệu xi măng, ứng dụng trong đúc tượng , bó bột và còn cả làm giấy nữa. Như vậy, thạch cao dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy tay chính là thạch cao sống đã qua nung để tạo ra thạch cao khan.

Đối với ứng dụng trong đúc tượng, chúng ta sẽ sử dụng thạch cao dạng khan nhưng chưa nghiền thành bột với tảng lớn hoặc nếu nghiền thành bột thì phải ninh kết lại thành khối. Công đoạn còn lại chính là thợ đúc tượng sử dụng dụng cụ và tay nghề của mình để tạo ra các bức tượng như mong muốn.

Đối với ứng dụng trong y tế. Ta sẽ nung thạch cao thành dạng mềm, sau đó dùng nó để cố định xung quanh vị trí cơ thể bị gãy (cụ thể là tay, chân). Chúng giúp cố định xương và hỗ trợ trong việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

 

3. Một số ứng dụng khác của bột thạch cao trong cuộc sống

Các ứng dụng hiện nay của thạch cao đều phải sử dụng thạch cao đã nung. Dưới đây là một số ứng dung khác của thạch cao ngoài việc đúc tượng và bó bột.

– Ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng: làm vách ngăn, làm trần thạch cao, làm xi măng

– Trong nha khoa: làm khuôn răng giả: an toàn, hiệu quả, độ chính xác cao

– Trong nhà thuốc Đông y: ít người biết rằng, bột thạch cao còn được coi như một vị thuốc để hỗ trợ điều trị một số bệnh như cảm nắng, sốt cao, khát nước, chảy máu cam, miệng khô, đau đầu, mê sảng…

– Trong ngành thực phẩm: Sử dụng cho đậu phụ để tăng độ cứng. Chú ý, sử dụng loại thạch cao có thể ăn được.

– Trong lĩnh vực vệ sinh: Có nhiều giải pháp để làm ra các lõi lọc nước gia đình hay công nghiệp giúp bạn có được nguồn nước an toàn nhất.

4. Thạch cao nào dùng để đúc tượng, bó bột có ăn được không?

Ngày nay, bột thạch cao được coi là một chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng được bộ y tế ban hành theo quy định ngày 31.8.2001. Tuy nhiên, không phải thạch cao nào cũng có thể ăn được và được phép sử dụng.

Trên thị trường, giá bán mỗi kg loại thạch cao có thể ăn được có gái khá cao từ 70 -80 ngàn đồng /kg, gấp 10 lần so với giá thạch cao thông thường. Đây là thạch cao phi có công thức là CaCO3.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1153 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!