Mẫu biên bản hòa giải tại Tòa án và hướng dẫn soạn thảo [2024]

Hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả được nhiều bên lựa chọn, trong đó có hòa giải tranh chấp tại Tòa án với kết quả là biên bản hòa giải tại tòa án.

Tùy tính chất của vụ án dân sự mà có những vụ việc không thể tiến hành hòa giải, không hòa giải được nhưng cũng có khi tiến hành hòa giải được với kết quả hòa giải thành. Hiện nay, các biên bản liên quan đến hòa giải tại Tòa án được quy định tại Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo đó, gồm những mẫu biên bản sau.

hop-dong-thue-dat-1024x501-1

Các biên bản hòa giải tại Tòa án được quy định mẫu tại Thông tư 02/2020/TT-TANDTC

1. Biểu mẫu sử dụng trong quá trình hòa giải tại Tòa án

  • Mẫu số 01-HG: Thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên.
  • Mẫu số 02-HG: Thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên.
  • Mẫu số 03-HG: Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện/người yêu cầu về việc lựa chọn hòa giải, lựa chọn Hòa giải viên.
  • Mẫu số 04-HG: Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
  • Mẫu số 05-HG: Thông báo về ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
  • Mẫu số 06-HG: Quyết định chỉ định Hòa giải viên.
  • Mẫu số 07-HG: Thông báo về việc chuyển vụ việc sang hòa giải.
  • Mẫu số 08-HG: Giấy mời tham gia phiên hòa giải.
  • Mẫu số 09-HG: Giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
  • Mẫu số 10-HG: Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
  • Mẫu số 11-HG: Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải.

2. Biểu mẫu sử dụng trong quá trình đối thoại tại Tòa án

  • Mẫu số 01-ĐT: Thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
  • Mẫu số 02-ĐT: Thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
  • Mẫu số 03-ĐT: Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên.
  • Mẫu số 04-ĐT: Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện).
  • Mẫu số 05-ĐT: Thông báo về ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện).
  • Mẫu số 06-ĐT: Quyết định chỉ định Hòa giải viên.
  • Mẫu số 07-ĐT: Thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại.
  • Mẫu số 08-ĐT: Giấy mời tham gia phiên đối thoại.
  • Mẫu số 09-ĐT: Giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại.
  • Mẫu số 10-ĐT: Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại.
  • Mẫu số 11-ĐT: Biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.

3. Mẫu biên bản hòa giải tại Tòa án

TÒA ÁN NHÂN DÂN .......(1)

 

____________CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

BIÊN BẢN HÒA GIẢI

Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm …..

Tại trụ sở Toà án nhân dân: ………..…………………………………...

Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số:….../…..../TLST-...…(2) ngày….. tháng….. năm .………

Những người tiến hành tố tụng:

Thẩm phán - Chủ trì phiên họp: Ông (Bà)……………………..…............

Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Ông (Bà)……………..……..........

Những người tham gia phiên họp(3)

………………………………………………………………………..……………………………………………

PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU HOÀ GIẢI

Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4)

........……………………………………………………………………….……….……………………………

NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐƯƠNG SỰ

THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5)

........…………………………………………………………………… …….…………………………………

NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU
CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HÒA GIẢI (6)

  .……………………………………………………………….………………….………………………………

Phiên họp kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng …... năm……

CÁC ĐƯƠNG SỰ

THAM GIA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

 

 

 THƯ KÝ TÒA ÁN

GHI BIÊN BẢN PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 THẨM PHÁN

CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên,

đóng dấu)

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 34-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ).

(3) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.

(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.

(5) Ghi những nội dung những người tham gia hoà giải đã thoả thuận được trước, đến những nội dung những người tham gia hoà giải không thoả thuận được. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên họp lập biên bản hoà giải thành theo mẫu số 36 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).

(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Khi nào thì không tiến hành hòa giải được?

Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Các trường hợp hòa giải viên phải từ chối tham gia hòa giải tại tòa án?

Khoản 1, Điều 18, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định HGV phải từ chối hòa giải, đối thoại khi được lựa chọn, chỉ định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại;
– Có căn cứ rõ ràng cho rằng HGV có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
– Các bên thay đổi HGV đã được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn HGV khác;
– Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm HGV theo quy định của luật này.

Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào?

Các bên tự nguyện tham gia hòa giải, đối thoại. Việc xác định hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hoạt động trước tố tụng nhưng không mang tính bắt buộc, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đồng ý hoặc không đồng ý giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án, nếu đồng ý thì thực hiện việc hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải đối thoại, không đồng ý thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ
Trong quá trình hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên luôn luôn phải tôn trọng sự tự nguyện của đương sự, các nội dung thỏa thuận, thống nhất phải phản ánh đúng ý chí của các bên tham gia hòa giải, đối thoại; tuyệt đối không được đe dọa, ép buộc, các thỏa thuận phải thống nhất.
Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hòa giải, đối thoại
Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án là bao lâu?

Thời hạn hòa giải, đối thoại là không quá 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất kéo dài thì thời hạn hòa giải, đối thoại không quá 02 tháng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật ACC về vấn đề biên bản hòa giải tại tòa án. Có thể thấy, thủ tục hòa giải không bắt buộc đối với việc xét xử một số vụ án dân sự bởi có những vụ án không cần tiến hành hòa giải. Khi có nhu cầu, liên hệ với Luật ACC qua số Hotline 1900.3330 để biết thêm chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1134 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo