Trường hợp bị thanh tra thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Trường Hợp Bị Thanh Tra Thai Sản Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì

Thanh tra thai sản là hoạt động xác minh thông tin đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những đối tượng lao động nữ có nội dung nghi vấn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà sinh con. Việc tổ chức kiểm tra, xác minh này nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng lạm dụng chế độ thai sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy trường hợp bị thanh tra thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Trường hợp bị thanh tra bảo hiểm thai sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 điều kiện để lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thực tế cho thấy, có nhiều người lao động gửi đóng BHXH, nâng cao mức đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản hay một số công ty ký hợp đồng lao động với người lao động mang thai nhưng không làm việc chỉ để nhằm mục đích hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012, Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013, Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2017 chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp hưởng chế độ thai sản. Cụ thể  tại mục 2 Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013 quy định:

- Đối với chế độ ốm đau, thai sản: Khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện, Bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, thời gian đóng BHXH… để phát hiện nếu có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con hoặc tăng giảm không bình thường…”- Đồng thời, căn cứ theo quy định tại mục 2 Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012 về ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản quy định: "Đối với hồ sơ đã giải quyết hoặc đang đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/01/2012 đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Qua kiểm tra, xác minh nếu phát hiện có hiện tượng đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc, không có tiền lương hoặc tiền công tại đơn vị thì không giải quyết hưởng chế độ thai sản, đồng thời báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng của địa phương tiến hành thanh tra và kết luận xử lý vi phạm; những vụ vi phạm điển hình đề nghị truy tố trước pháp luật.”

Như vậy, các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ 06 tháng – 08 tháng mà sinh con hoặc báo tăng, giảm lao động không bình thường thì khi công ty nộp hồ sơ tới BHXH để giải quyết chế độ thai sản sẽ thuộc trường hợp bị thanh tra BHXH do nghi ngờ trục lợi BHXH.

2. Trường hợp bị thanh tra thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Trường hợp bị thanh tra thai sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và có quy trình làm việc với cơ quan chức năng, người trực tiếp làm việc cần biết nghiệp vụ, bao gồm các bước cơ bản dưới đây.

Bước 1: Đơn vị doanh nghiệp gửi hồ sơ

Đơn vị cần gửi hồ sơ thông báo về báo giảm, bổ sung lao động, thanh toán trợ cấp ốm đau, dưỡng sức, thai sản tới cơ quan BHXH hoặc chuẩn bị đầy đủ khi cơ quan BHXH xuống kiểm tra.
Bước 2: Phản hồi từ cơ quan BHXH

- Cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, xác định hồ sơ về việc tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp. Sau đó gửi hồ sơ và công văn về cho doanh nghiệp.
- Những trường hợp đặc biệt thì cơ quan BHXH mới gửi kèm công văn.
Bước 3: Đơn vị doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chứng từ theo yêu cầu của cơ quan

Khi bị thanh tra BHXH, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thể hiện rõ người lao động có làm việc tại đơn vị đúng với dữ liệu đã cung cấp với cơ quan BHXH qua hồ sơ. Theo đó, cần chuẩn bị:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao)
- Hợp đồng lao động của toàn bộ lao động của doanh nghiệp (Bao gồm tất cả các loại hợp đồng đã ký kết, quyết định thôi việc đối với người lao động đã nghỉ việc)
- Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, văn bằng chứng chỉ …)
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương;
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của công ty;
- Hệ thống thang lương, bảng lương và quy chế trả lương của doanh nghiệp;
- Trường hợp người lao động không tham gia đóng BHXH cần bổ sung hồ sơ chứng minh người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH như:

+ Sổ BHXH/Thẻ BHYT chứng minh người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị khác;
+ Quyết định nghỉ hưu/Sổ hưu/Thẻ BHYT cho người lao động đang nghỉ hưu/trợ cấp mất sức lao động;
+ Người lao động đang nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau…Bước 4: Làm việc với cơ quan BHXH

Cơ quan BHXH kiểm tra, xác nhận hồ sơ. Nếu đầy đủ thì sẽ phản  hồi kết quả, ngược lại thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị lại hồ sơ (quay lại bước 3).
Bước 5: Cơ quan BHXH phản hồi kết quả thanh tra

Cơ quan BHXH duyệt hồ sơ và giải quyết yêu cầu của đơn vị doanh nghiệp. Gửi kết quả cho doanh nghiệp.

4. Thời gian thông báo kết quả thanh tra bảo hiểm thai sản

Căn cứ quy định điều 39, Luật thanh tra năm 2010 thì:

"1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;

đ) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và lựa chọn ít nhất một trong các hình thức công khai quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu."

Như vậy có thể thấy, sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức việc xác minh, kiểm tra thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội có thể công khai kết luận thanh tra ngay tại cuộc họp với doanh nghiệp. Sau khi có kết luận thanh tra về việc đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định pháp luật, không có hành vi trục lợi bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi trường hợp bị thanh tra thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (376 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo