Bất lợi khi không có mã số thuế cá nhân trong quyết toán thuế

Mã số thuế cá nhân là 1 mã số thuế duy nhất với mục đích kê khai cho mọi khoản thu nhập. Việc đăng ký để cấp mã số thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập, hoặc tại cơ quan thuế. Bài viết sau đây, Luật ACC sẽ gửi tới khách hàng thông tin những bất lợi khi không có mã số thuế cá nhân trong quyết toán thuế. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

đăng Ký Mã Số Thuế Cá Nhân

1.Cá nhân có được ủy quyền quyết toán thuế qua tổ chức trả thu nhập?

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.
  • Kể cả trường hợp cá nhân đồng thời có thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10%.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. học logistics ở đâu tốt
  • Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

2. Quyết toán thuế TNCN với người chưa có mã số thuế

Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách. học kế toán tổng hợp

Theo đó:

  •  Cá nhân không có mã số thuế không được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay mà phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế.
  •  Nếu cá nhân đó chỉ có một nguồn thu nhập trong năm tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp khai quyết toán thuế đối với cá nhân phát sinh thu nhập tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp không tích vào ô ủy quyền quyết toán thuế. học chứng chỉ kế toán trưởng

Chú ý: Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho DN thì phải có:

  •  Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN mẫu 02/UQ-QTT-TNCN (ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC) quản lý nhân sự
  •  Và khi lập tờ khai quyết toán 05QT-TNCN bên bảng kê 05-1 BK-TNCN thì các bạn tích vào ô “Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay”.

Do đó :

  •  Có tên trên bảng lương phát sinh thu nhập là phải quyết toán TNCN dù phát sinh tiền thuế TNCN hay là không phát sinh thuế TNCN => Nếu cá nhân không có MST TNCN thì vẫn phải quyết toán thuế TNCN chỉ không tích vào ô “Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay”:
  •  Không có tên trên bảng lương không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  •  Cá nhân phải tự đi quyết toán thuế mà không được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay.

Giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN đối với người chưa có MST

Căn cứ: Điều 9, Khoản 1, Điểm c Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 quy định về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.” Học kế toán doanh nghiệp ở đâu

Theo đó:

Mức giảm trừ gia cảnh bản thân:

  •  Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
  •  Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
  •  Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.                    khóa học kế toán tổng hợp thực hành nâng cao
  •  Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
  •  Cá nhân không có mã số thuế được giảm trừ gia cảnh cho bản thân với mức là 9 triệu đồng/ tháng
  •  Cá nhân chưa có MST khi khai thuế hoặc quyết toán thuế TNCN sẽ không được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. phân tích tài chính doanh nghiệp
  •  Cá nhân không được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Hoàn thuế thu nhập cá nhân khi quyết toán thuế TNCN đối với người chưa có MST

Căn cứ: Điều 28, Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế như sau:

“1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế. “

Như vậy:

  •  Khi Quyết toán thuế TNCN từ tiền lương đối với cá nhân chưa có mã số thuế, những cá nhân này không được xin hoàn thuế mà được bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau khi phát sinh thuế TNCN bị khấu trừ.
  •  Cá nhân không được hoàn thuế đối với số thuế TNCN nộp thừa mà chỉ được bù trừ vào năm sau khi có số thuế TNCN phát sinh.

Về thuế thu nhập cá nhân:

Căn cứ:

  •  Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
  •  Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

Theo đó:

Về Thuế TNDN:

  • Chi phí tiền lương và phụ cấp theo lương nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ của người lao động…được tính vào chi phí được trừ nếu có đầy đủ: hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính lương, có ký tá đầy đủ…và quyết toán thuế TNCN cho người lao động đầy đủ.
  • Những khoản chi phí lương, thưởng phải được ghi rõ trong các văn bản như: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Do đó người lao động không có MST vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN nếu đầy đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Bất lợi khi không có mã số thuế cá nhân trong quyết toán thuế. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (770 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 0789868857 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo