Bất cập trong đấu giá tài sản thi hành án [2023]

Thi hành án được hiểu là việc cơ quan, tổ chức thực hiện thi hành những bản án hoặc quyết định, phán quyết của tòa án nếu sau khi cá nhân, tổ chức ca sỹ săn sóc và đã yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án đã ra bản án, phán quyết giải quyết về vấn đề đó. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Bất cập trong đấu giá tài sản thi hành án [2023]. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !
Thông Báo Bán đấu Giá Tài Sản Đà Nẵng
Bất cập trong đấu giá tài sản thi hành án [2023]

1. Định nghĩa về Thi hành án dân sự

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) có thể hiểu thi hành án dân sự làtrình tự, thủ tục thi hành:

- Bản án, quyết định dân sự;

- Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;

- Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;

- Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;

- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

2. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014), cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:

- Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

- Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

- Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (cơ quan thi hành án cấp quân khu).

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:

+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;

+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;

+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;

+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.

(Điều 14 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu

Cơ quan thi hành án cấp quân khu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

- Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Thi hành án dân sự 2008.

(Điều 15 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)

c. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện

Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.

- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Luật Thi hành án dân sự 2008.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.

(Điều 16 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)

4. Bất cập trong đấu giá tài sản thi hành án [2023]

a. Về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên

Điểm d khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản quy định chung về điều kiện của các tổ chức đấu giá tài sản để được lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. Theo đó, tổ chức đấu giá có tên trong danh sách tổ chức đấu giá do Bộ Tư pháp công bố sẽ được lựa chọn mà không giới hạn theo địa bàn.
Trong khi đó, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 101 Luật THADS quy định Chấp hành viên bán đấu giá trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau giữa các ngành trong việc lựa chọn, ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đối với các tổ chức trong hay ngoài địa bàn nơi có tài sản, cụ thể:
- Quan điểm 01: trong trường hợp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản nếu có tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành viên phải lựa chọn tổ chức bán đấu giá trên địa bàn đó. Như vậy, chưa có sự thống nhất giữa quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 và Luật THADS;
- Quan điểm 02: Chấp hành viên khi thực hiện việc bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật THADS không bắt buộc phải lựa chọn các tổ chức đấu giá trên địa bàn tỉnh, thành phố. Còn việc Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Luật THADS trong trường hợp tại địa bàn tỉnh, thành phố chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có tổ chức bán đấu đấu giá nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.
Theo tác giả, có thể thấy, trong trường hợp việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản không phân biệt theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên thì do tổ chức đấu giá ở xa phải đi lại nhiều lần để thông báo và tổ chức đấu giá tài sản. Ngoài ra, việc phối hợp với tổ chức đấu giá ở xa để cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá sẽ khó khăn, thậm chí có những trường hợp tổ chức đấu giá đã đến địa phương nhưng sát ngày cưỡng chế phải hoãn nên dẫn đến việc họ phải đi lại nhiều lần. Từ đó, dẫn đến việc khó khăn trong phối hợp tổ chức cưỡng chế giao tài sản và chi phí đấu giá sẽ cao, ảnh hưởng đến số tiền phải thi hành án; quyền lợi của người được thi hành án, người phải thi hành án đều bị ảnh hưởng. Do đó, khi thực hiện, các cơ quan THADS cần cân nhắc, cẩn trọng trong việc lựa chọn, ký kết dịch vụ đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, thuận lợi trong việc tổ chức thi hành án.

b. Về ký Hợp đồng mua bán tài sản

Hiện nay, pháp luật chưa quy định trong thời hạn bao lâu khi có biên bản bán đấu giá thành thì Chấp hành viên phải ký Hợp đồng mua tài sản trúng đấu giá. Trong quá trình thực hiện, có vụ việc ở một số địa phương để từ 1 đến 2 năm chưa ký Hợp đồng mua tài sản. Việc chậm ký sẽ phát sinh nhiều hệ lụy của cả 2 bên nhất là việc xác định trách nhiệm của mỗi bên cũng như trường hợp vi phạm nghĩa vụ thì căn cứ nào để có tài phán cho phù hợp. Do vậy, trong quá trình thực hiện, đề nghị ngay sau khi có biên bản đấu giá hợp lệ theo quy định tại Điều 44 Luật Đấu giá, Chấp hành viên cần phải tiến hành thủ tục để ký Hợp đồng mua tài sản với người mua trúng đấu giá để làm căn cứ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ cũng như đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi phát sinh tranh chấp (nếu có).

Trên đây là những nội dung về Bất cập trong đấu giá tài sản thi hành án [2023] do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (925 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo