Bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn như thế nào?

Tài sản trí tuệ là tài sản vô giá, vô hình, nhưng có nhiều người vẫn chưa biết cách bảo vệ nó như thế nào. Điển hình là công thức nấu ăn. Nghe tưởng chừng đơn giản và không cần bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng đến khi xảy ra tranh chấp thì khó bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy tại sao bạn không đăng ký bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn? Nếu bạn chưa biết cách bảo vệ bản quyền thức ăn như nào thì hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật ACC, bạn sẽ có câu trả lời chi tiết nhất.

1. Công thức nấu ăn là gì?

Trước khi tìm hiểu cách đăng ký bảo vệ bản quyền công thức nấu ăn chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về công thức nấu ăn. Bình thường chúng ta nấu ăn hàng ngày không để ý có công thức cụ thể như thế nào hoặc nếu cho bạn định nghĩa công thức nấu ăn liệu bạn có tự tin trình bày mạch lạc cho người nghe.

Ở dạng đơn giản nhất, công thức của món ăn là một tập hợp các hướng dẫn để đạt được một kết quả cụ thể. Về vấn đề này, nó đã được tranh luận rằng khả năng bảo hộ bản quyền cho “bộ sưu tập” các sự kiện phụ thuộc vào thứ tự của các sự kiện cụ thể chứ không phải là từng sự kiện một.

2. Bản quyền công thức nấu ăn ở các gia được bảo vệ như thế nào?

Bản quyền công thức nấu ăn ở các quốc gia cũng được pháp luật bảo vệ.

Luật về bản quyền của nhiều quốc gia vẫn còn ngăn cản các nguyên/vật liệu cấu thành một tập hợp các hướng dẫn khỏi việc được công nhận như một tác phẩm của quyền tác giả.

Áp dụng các nguyên tắc trong Luật Bản quyền và luật pháp của Nam phi, bảo hộ bản quyền có thể sẽ không được đặt ra đối với một công thức duy nhất, trừ khi nó được thể hiện một cách rất cụ thể, sáng tạo. Khả năng công thức được bảo hộ dưới dạng đăng ký bản quyền công thức nấu ăn dạng quyền tác giả sẽ cao hơn khi mà nó nằm trong bộ sưu tập các công thức nấu ăn như là sách nấu ăn chẳng hạn.

Tại sao phải đăng ký bản quyền? Chi phí đăng ký có đắt không? Mời Quý đọc giả theo dõi bài viết Đăng ký bản quyền sản phẩm

3. Bảo vệ bản quyền công thức nấu ăn như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 về giải thích quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Theo đó, tại các khoản 2, 3, 4 Điều này tiếp tục giải thích rõ các đối tượng thuộc các nhóm quyền:

“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Theo đó, bản quyền công thức nấu ăn có thể bảo hộ với một số dạng quyền sở hữu trí tuệ nhất định. Khi đó, nếu bạn muốn bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

Bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn dưới dạng tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh

Bản quyền công thức nấu ăn có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh. 

Quyền tác giả đối với tác phẩm và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đều được thiết lập mà không cần phải đăng ký (nếu phù hợp với các điều kiện pháp luật quy định). 

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tiến hành đăng ký để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc bảo hộ công thức nấu ăn dưới dạng tác phẩm sẽ không có nhiều ý nghĩa, bởi quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện chứ không áp dụng đối với nội dung, ý tưởng của tác phẩm. 

Việc bảo hộ công thức nấu ăn dưới dạng bí mật kinh doanh sẽ hữu ích hơn. Trên thực tế đã có nhiều công thức chế biến đồ uống, thực phẩm được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh, điển hình như công thức bí mật cho các đồ uống của CocaCola.

Tuy nhiên để được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh thì bản quyền công thức nấu ăn của bạn cần thỏa mãn các điều kiện được nêu tại Điều 84, 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 như sau:

“Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Điều 85. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

1. Bí mật về nhân thân;

2. Bí mật về quản lý nhà nước;

3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;

4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”

Như vậy, một bản quyền công thức nấu ăn chỉ được bảo hộ là bí mật kinh doanh khi thỏa mãn các điều kiện trên. Nếu thiếu một trong các điều kiện đó thì bản quyền công thức nấu ăn không được coi là bí mật kinh doanh.

4. Đăng ký bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn được hưởng đặc quyền gì?

Nếu bạn đăng ký bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn thành công thì sẽ được sở hữu các đặc quyền được nêu tại khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019:

+ Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa;

+ Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Đồng thời, chủ sở hữu bí mật kinh doanh đối với bản quyền công thức nấu ăn sẽ không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi theo khoản 3 Điều này:

+  Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

+ Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng;

+ Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại;

+ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

+ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

5. Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh

Pháp luật hiện nay không có thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh, do đó doanh nghiệp nếu muốn đăng ký bí mật kinh doanh thì có thể đăng ký dưới hình thức bảo hộ sáng chế.

Tuy nhiên, để được bảo hộ là sáng chế thì bí mật kinh doanh đó phải đáp ứng được tất cả các điều kiện để được xem là một sáng chế theo quy định của pháp luật. 

Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng việc đăng ký bảo hộ sáng chế này có một bất lợi là thời hạn bảo hộ bằng sáng chế là 20 năm. Hết 20 năm, sáng chế đó (tức là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp) sẽ phải công bố công khai. 

Như vậy, doanh nghiệp sẽ không còn nắm được ưu thế trong lĩnh vực mà mình kinh doanh nữa, tức doanh nghiệp không còn bảo hộ được bí mật kinh doanh của mình nữa.

6. Những hành vi nào được coi là xâm phạm bản quyền công thức nấu ăn khi đã bảo hộ dạng bí mật kinh doanh

Trong thực tế khó tránh khỏi bản quyền công thức nấu ăn của bạn có thể bị đánh cắp hoặc bị sử dụng một cách bất hợp pháp. Do đó, pháp luật đã quy định về các hành vi xâm phạm quyền đối với bản quyền công thức nấu ăn khi đã bảo hộ bí mật kinh doanh tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.

Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.”

Khi phát hiện có hành vi vi phạm bản quyền công thức nấu ăn của mình bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ: dấn sự hoặc hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 về biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Biện pháp dân sự

Khi áp dụng biện pháp dân sự để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bạn có thể thực hiện các công việc như sau:

Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định:

Điều 202. Các biện pháp dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

Biện pháp hành chính, hình sự

Được quy định tại Điều 211, 212 Luật này:

Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

7. Dịch vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh

Công ty Luật ACC chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bản quyền công thức nấu ăn nói riêng và các vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung. Với đội ngũ Luật sư và các chuyên viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng thái độ tận tâm, nhiệt tình đã đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Đồng thời, chúng tôi có nhiều gói tư vấn và dịch vụ với mức giá hợp lý cho từng nhóm đối tượng khách hàng. 

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản quyền công thức nấu ăn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (993 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo