Bảo hiểm y tế và những cập nhật thay đổi mới nhất [2023]

Hiện nay, các chính sách Bảo hiểm y tế cũng có những điều chỉnh tích cực cho người tham gia. Đặc biệt liên quan đến mức hưởng khi sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế và mức thanh toán trực tiếp khi sử dụng thẻ. Bảo hiểm y tế 2022 có những điểm gì mới so với các năm trước. Bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu một số điểm mới của bảo hiểm y tế 2022 qua bài viết dưới đây nhé.

Chinh Sach Moi Co Hieu Luc 01 01 2022 0101014146

Bảo hiểm y tế 2022

1. Quy định của bảo hiểm y tế 2022 liên quan tới hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế

1.1. Sửa đổi khái niệm hộ gia đình

Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, theo đó, sửa đổi khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT tại Luật Bảo hiểm y tế năm 2008.

Cụ thể, từ ngày 01/7/2021 thì khái niệm hộ gia đình trong bảo hiểm y tế được sửa từ: “Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.”

Thành: “Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.”

Việc sửa đổi khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT để phù hợp với quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Luật Cư trú 2020. Cụ thể, theo Điều 22 Luật Cư trú 2020, khi người dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký thường trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.

Sau đó, cơ quan đăng ký thường trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì cấp Sổ hộ khẩu cho họ như quy định trước đây tại Điều 18 Luật Cư trú 2006.

1.2 Thay đổi mức đóng BHYT của hộ gia đình

Bảo hiểm y tế 2022 còn cả thay đổi mức đóng của bảo hiểm y tế hộ gia đình. Nguyên nhân là do trong năm 2020, mức lương cơ sở tăng lên 1.6 triệu đồng/tháng, áp dụng từ 01/07/2020. Đồng thời, theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 4.5 % lương cơ sở. Đối với người thứ hai, ba, tư trở đi, mức đóng lần lượt tính bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người đầu tiên. Riêng từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT bằng 40% mức của người đầu tiên.

Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế 2020 của từng người trong hộ gia đình khi lương cơ sở tăng lên 1.6 triệu đồng như sau:

Người thứ nhất: Mức đóng = 4.5% x 1.6 triệu = 72.000 đồng/tháng (tăng 4.950 đồng so với mức 67.050 của trước đây).

Người thứ hai: Mức đóng = 70% x 72.000 = 50.400 đồng/tháng (tăng 3.465 đồng/tháng).

Người thứ ba: Mức đóng = 60% x 72.000 = 43.200 đồng/tháng (tăng 2.970 đồng/tháng).

Người thứ tư: Mức đóng = 50% x 72.000 = 36.000 đồng/tháng (tăng 2.475 đồng/tháng).

Từ người thứ năm trở đi, mức đóng = 40% x 72.000 = 28.800 đồng /tháng (tăng 1.980 đồng/tháng).

2. Bảo hiểm y tế 2022 đã thêm một số đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng.

Điều này có nghĩa những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Kể từ ngày 01/7/2021, Nghị định 20/2021/NĐ-CP bổ sung thêm nhiều đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, do đó cũng sẽ có thêm nhiều đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, bao gồm:

- Người thuộc diện hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo (Không thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

3. Thẻ BHYT giấy được thay thế bằng thẻ BHYT điện tử

Thẻ BHYT được cấp cho người tham gia để làm căn cứ và điều kiện hưởng quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Trước đây, việc sử dụng thẻ BHYT bằng giấy tồn tại khá nhiều vấn đề bất cập liên quan đến việc rách, hỏng, mờ thông tin trên thẻ,… gây khó khăn khi làm thủ tục hưởng quyền lợi.

Vì vậy, bảo hiểm y tế 2022 đã thay đổi hình thức cấp thẻ bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Điểm g, Khoản 5, Điều 42 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, năm 2022, Cơ quan BHXH sẽ thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia. Đây là loại thẻ được làm bằng chất liệu nhựa, tương tự như thẻ ATM của các ngân hàng. Tuy nhiên, thẻ BHYT điện tử sẽ được gắn chip điện tử để tích hợp các thông tin của người tham gia BHYT.

Toàn bộ các thông tin cá nhân, quá trình tham gia của người đóng BHYT sẽ được lưu trữ trên thẻ, thuận tiện cho quá trình hưởng các quyền lợi khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đồng thời, thẻ BHYT điện tử còn có tính năng xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc để nhận diện nhanh chóng, thuận tiện.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong luật Bảo hiểm y tế?

1. Không đóng hoặc đóng BHYT không đầy đủ theo quy định của Luật BHYT.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT.
3. Sử dụng tiền đóng BHYT, quỹ BHYT sai mục đích.
4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHYT và của các bên liên quan đến BHYT.
5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHYT.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về BHYT.

Một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì tham gia BHYT theo đối tượng nào?

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật BHYT thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật BHYT. Trường hợp Người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Trường hợp đối tượng Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật BHYT thì đóng BHYT theo thứ tự như sau: do tổ chức BHXH đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

Những đối tượng nào được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT?

1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thời hạn BHYT có giá trị sử dụng như thế nào?

1. Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng “Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, Nhóm do tổ chức BHXH đóng, theo quy định của Luật BHYT ” tham gia BHYT lần đầu, thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT;
b) Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng “Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, theo quy định của Luật BHYT” tham gia BHYT không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi; Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9

Trên đây là một số điểm mới của bảo hiểm y tế 2022. Bạn đọc hãy theo dõi website: accgroup.vn để được cập nhật những điểm mới của bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế của mình và bản thân một cách tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1168 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo