Bao công chứng vi bằng là gì? (cập nhật 2024)

 

Gần đây nhiều người mua bán nhà đất bằng cách lập công chứng vi bằng và ngầm hiểu rằng vi bằng có thể thay thế được thủ tục công chứng.Nhưng có đúng như vậy không, về bản chất công chứng vi bằng là gì? Vậy hãy để chúng tôi giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

  1. Công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng là văn bản bằng thừa phát lại, giấy viết tay, hợp đồng giao dịch, được công chứng viên chứng nhận, làm bằng, nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014.

Những giao dịch liên quan đến nhà đất thì các bên sẽ được văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng, và vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền và giao nhận giấy tờ mà không phải là sự chứng nhận việc mua bán nhà đất.

  1. Vi bằng có thay thế được văn bản công chứng không?

Theo nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập như sau.

– Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng:

Khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định: “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”

Đồng thời khoản 4 quy định: “Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập”.

Từ đó có thể thấy,văn bản công chứng và văn bản vi bằng là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau. Bên cạnh đó nhiệm vụ và công dụng cũng hoàn toàn khác nhau. Vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng.

Và vi bằng chỉ được xem là một bằng chứng công nhận việc mua bán, giao nhận tiền và giấy tờ nhà đất mà không phải là một thủ tục hành chính đảm bảo giá trị tài sản. Văn phòng Thừa phát lại chỉ ghi nhận có hành vi trao đổi và giao dịch tiền, giấy tờ chứng cứ chứ không chứng thực quan hệ mua bán tài sản của các bên.

  1. Công chứng vi bằng ở đâu?

Cụ thể theo điều 42 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý quy định Cấp bản sao vi bằng như sau:

“ 1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
  2. b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
  3. c) Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.”
  1. Một số câu hỏi pháp lí liên quan

4.1 Vi bằng là gì? Hình ảnh vi bằng thế nào?

Vi bằng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này

Do đó, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập để ghi lại những sự kiện, hành vi có thật mà mình chứng kiến khi được cá nhân, tổ chức yêu cầu.

Cũng tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2020 này, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồ các nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại - người lập vi bằng;

- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;

- Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này;

- Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại;

- Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…

Trong văn bản vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.

4.2 Pháp lý vi bằng là gì?

Tính pháp lý của vi bằng được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08 nêu rõ:

  1. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vi bằng cũng là một trong những nguồn chứng cứ để xem xét giải quyết vụ việc đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các bên.

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (908 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo