Nên làm báo cáo thuế theo tháng hay theo quý?

Báo cáo thuế theo tháng hay quý? Hầu hết những doanh nghiệp mới thành lập có thể chưa nắm rõ về vấn đề này. Để làm rõ về việc nên làm báo cáo thuế theo tháng hay theo quý thì mới các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC nhé.

1. Báo cáo thuế là gì

Báo cáo thuế là các loại báo cáo phải nộp cho cơ quan thuế, bao gồm:

– Tờ khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý.

– Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc theo quý.

– Báo cáo tài chính

– Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN,…

– Tờ khai thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt,… các loại thuế phát sinh khác (nếu có).

1. CÁC LOẠI BÁO CÁO THUẾ PHẢI NỘP HÀNG QUÝ VÀ THÁNG

1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

a) Xác định kê khai theo Quý hay Tháng:

– Công ty mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo quý.

– Công ty đang hoạt động nếu Doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống thì kê khai theo quý, nếu từ 50 tỷ trở lên thì kê khai theo tháng.

Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC

Chi tiết: Cách xác định kê khai thuế GTGT theo quý hay tháng

b) Xác định kê khai theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp:

– Công ty đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên và công ty đăng ký tự nguyện: -> Thì kê khai theo phương pháp khấu trừ.

Lưu ý: Những công ty mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp (Nếu công ty bạn muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì phải đăng ký)

Tuy nhiên, trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp (không được đăng ký phương pháp khấu trừ) Thông tư 119/2014/TT-BTC

– Công ty có doanh thu dưới 1 tỷ -> Thì kê khai theo phương pháp trực tiếp (trừ trường hợp đăng ký tự nguyên kê khai theo phương pháp khấu trừ)

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC

Chú ý:

– Trong Tháng hoặc Quý dù có phát sinh hay không phát sinh mua, bán thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế.

– Nếu Không phát sinh thì Chọn vào – Chỉ tiêu A“Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ”.

2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Xác định kê khai theo Quý hay Tháng:

– Nếu công ty kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN cũng theo quý

– Nếu công ty kê khai thuế GTGT theo tháng thì xét 2 trường hợp như sau:

+ Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50.000.000 thì kê khai theo tháng.

+ Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50.000.000 thì kê khai theo quý.

Chú ý:

– Nếu trong Tháng hoặc Quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ 1 nhân viên nào (tức không có nhân viên nào phải nộp thuế TNCN) -> Thì không phải nộp Tờ khai

Chi tiết: Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

a) Đối với những công ty phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như công ty nhà nước, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì công ty căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

b) Đối với những công ty không phải lập báo cáo tài chính quý thì công ty căn cứ vào hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán của công ty mình: -> Để tự tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp hàng quý. (Hàng tháng không tạm tính).-> Nếu trong quý có phát sinh số tiền thuế TNDN thì chỉ cần đi nộp tiền thuế TNDN đó (Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo). (Không phải nộp tờ khai thuế TNDN quý).

Chú ý:

– Mặc dù là công ty tự tạm tính: -> Nhưng Nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý mà thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo Tờ khai quyết toán năm từ 20% trở lên thì phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán

Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC

4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý (BC THSDHD):

– Hàng quý, công ty (trừ đối lượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp BC THSDHĐ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn

– Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn theo mẫu; trong đó không phải điền dữ liệu vào các cột chi tiết từ số đến số, chỉ điền dữ liệu vào các cột số lượng hóa đơn

– Mẫu báo phải nộp: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý Mẫu BC26-AC

Chú ý:

– Tất cả các Công ty nộp BC THSDHĐ theo quý (kể cả DN mới thành lập) -> Chỉ có những DN thuộc diện rủi ro cao về thuế thì phải làm theo Tháng.

– Nếu Công ty mới thành lập chưa thông báo phát hành hóa đơn thì không phải làm BC THSDHĐ.

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC

NHƯ VẬY BÁO CÁO THUẾ QUÝ HOẶC THÁNG GỒM:

  1. Tờ khai thuế GTGT
  2. Tờ khai thuế TNCN.
  3. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  4. Tạm tính tiền thuế TNDN (nếu có)

– > Đây là những Báo cáo thuế Qúy hoặc Tháng phải nộp gần như là bắt buộc cho tất cả các công ty.

– Ngoài ra những công ty phát sinh thêm thì phải nộp thêm các Báo cáo khác, ví dụ: Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải nộp Báo cáo mẫu này …Hoặc phát sinh thêm Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế XNK … thì công ty phải làm thêm tờ khai để nộp

– Tiếp đó là Cơ quan BHXH, Liên đoàn lao động Quận (Huyện) …

3. Nên làm báo cáo thuế theo tháng hay quý

Như đã nêu ở mục 2 thì việc báo cáo theo tháng hay quý còn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, vốn góp,...

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (797 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo