Đăng ký bản quyền game và trò chơi online [2023]

Game, trò chơi trực tuyến đã không còn xa lạ đối với mỗi con người trong xã hội khi công nghiệp đang dần trở nên quan trọng. Xã hội công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang được xây dựng nên không khó để thấy được một game hay trò chơi trực tuyến. Để game hay trò chơi trực tuyến trước khi đưa ra thị trường ngoài việc xin giấy phép game thì việc đăng ký bản quyền game cũng rất quan trọng. Điều này nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền cũng như tránh được những rắc rối khi có tranh chấp liên quan đến bản quyền mà phải chứng minh quyền tác giả. Dưới đây là hướng dẫn Đăng ký bản quyền game và trò chơi online [2023] để bạn đọc tham khảo.

033fefc0 5b94 11e9 9777 2b5b3c4ca2a6
Đăng ký bản quyền game và trò chơi online [2023]

1. Bản quyền game là gì?

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;”
Khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập giữ liệu như sau:

“1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn và một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”

Game là một chương trình máy tính, bởi vì được tạo ra từ tập hợp nhiều câu lệnh, mã, lược đồ…được thực hiện bởi các lập trình viên phát triển phần mềm thông qua việc sử dụng một ngôn ngữ lập trình để tạo nên một trò chơi bất kỳ vận hành trên các nền tảng công nghệ. Game là một sản phẩm của trí tuệ con người, có sự đầu tư về trang thiết bị khoa học, công nghệ và kỹ thuật.

Bản quyền game là việc bảo vệ quyền cho những công ty sản xuất game, lập trình viên, tác giả đối với các mã nguồn, các câu lệnh được viết ra từ một ngôn ngữ lập trình nhất định.

2. Bản chất của game, trò chơi trực tuyến trong sở hữu trí tuệ

Game, trò chơi trực tuyến là một đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể ứng dụng game, trò chơi trực tuyến là tác phẩm được hình thành dưới dạng chương trình máy tính (điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Chương trình máy tính được định nghĩa tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, cụ thể:

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Vậy game, trò chơi trực tuyến sẽ được bảo hộ quyền tác giả như tác phẩm văn học.

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền game gồm những gì?

– Bản sao Giấy ĐKKD (trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân) hoặc

– Bản sao chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu (trường hợp chủ sở hữu là cá nhân)

– Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả – Người sáng tạo ra game

– Hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy ủy quyền

– Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê viết game (trường hợp đi thuê bên ngoài)

– Giấy cam đoan của tác giả

– Tuyên bố đồng tác giả  – Trường hợp có nhiều tác giả

– CD chứa nội dung game, trò chơi trực tuyến

Lưu ý:  Để được đăng ký bản quyền nội dung bản quyền phần mềm game, trò chơi, chủ sở hữu bản quyền cần chú ý (i) hình ảnh sử dụng trong game không vi phạm thuần phong mỹ tục (ii) chủ sở hữu không được sưu tập dữ liệu từ bên ngoài.

4. Quy trình Đăng ký bản quyền game

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền game (trò chơi)

Các thông tin sẽ bao gồm: Tên game, ngày hoàn thành viết game, ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm…

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền game

Chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền game đã được chúng tôi hướng dẫn ở mục trên

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền game tại Cục bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục bản quyền tác giả tại Hà nội hoặc 02 văn phòng Cục tại HCM và Đà Nẵng

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền game

Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khi nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ

Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký và nhận bản gốc giấy chứng nhận đăng ký game

Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu, để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng cần nộp chi phí để cấp và nhận giấy chứng nhận.

5. Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền game ở đâu?

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả tại HN hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền game qua đường bưu điện tới 1 trong 03 địa chỉ nêu trên.

Trên đây là 02 cách nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian đăng ký và tránh những phát sinh trong quá trình nộp đơn đăng ký qua bưu điện, khách hàng nên cân nhắc nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc có 1 cách tốt nhất, khách hàng nên ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền game cho khách hàng.

6. Thời gian Đăng ký bản quyền game (trò chơi trực tuyến)

– Soạn thảo hồ sơ: 01 ngày làm việc tính từ ngày nhận đầy đủ thông tin và tài liệu của khách hàng.

– Thời gian Đăng ký bản quyền game, trò chơi: Trong thời hạn 10 -15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Luật Hoàng Phi sẽ hoàn tất các thủ tục nộp đơn, tiếp nhận Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và chuyển lại cho khách hàng.

7. Vi phạm bản quyền game bị xử lý như thế nào?

Tùy theo mức độ và tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm bản quyền game mà sẽ có hình thức xử lý tương ứng.

7.1. Xử lý hành chính

Căn cứ Khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

“a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.”

Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.”

Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau tại Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:

“Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”

7.2. Xử lý dân sự

Các biện pháp dân sự được quy định cụ thể tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

“Điều 202. Các biện pháp dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

.3. Xử lý hình sự      

Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thu thập chứng cứ và nếu phát hiện hành vi xâm phạm có dấu hiệu tội phạm thì áp dụng các chế tài xử phạt theo Bộ luật hình sự.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (675 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo