Ban chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có nhiệm vụ gì ?

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật. Từ quy định này, các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Ban chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có nhiệm vụ gì ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Điều 41 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự

Ban chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có nhiệm vụ gì ?

1. Nguyên tắc quản lý biên chế của hệ thống chính trị được quy định ra sao ?

Căn cứ Điều 2 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về nguyên tắc quản lý biên chế như sau:

Nguyên tắc quản lý biên chế

1. Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.

3. Giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, cải cách chính sách tiền lương.

4. Tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế. Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.

Theo đó, việc quản lý biên chế của hệ thống chính trị được thực hiện những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Trong đó, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Và tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế.

Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.

2. Quản lý biên chế của hệ thống chính trị bao gồm những nội dung gì ?

Căn cứ Điều 3 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về nội dung quản lý biên chế như sau:

Nội dung quản lý biên chế

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách, quy định, quyết định và các văn bản liên quan về quản lý biên chế.

2. Quyết định giao biên chế cho cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong phạm vi quản lý.

3. Phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện giao, quản lý biên chế theo quy định của Đảng, Nhà nước.

Theo quy định trên, nội dung quản lý biên chế gồm ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách, quy định, quyết định và các văn bản liên quan về quản lý biên chế, quyết định giao biên chế cho cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong phạm vi quản lý.

Đồng thời việc phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện giao, quản lý biên chế theo quy định của Đảng, Nhà nước cũng là một trong những nội dung của quản lý biên chế.

3. Ban Chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có những trách nhiệm gì ?

Căn cứ Điều 5 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế như sau:

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế

1. Tham mưu Bộ Chính trị về chủ trương, quy định, nhiệm vụ, giải pháp quản lý biên chế; tổng biên chế, biên chế dự phòng của hệ thống chính trị.

2. Chỉ đạo việc triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, quy định, quyết định của Bộ Chính trị về biên chế của hệ thống chính trị.

3. Xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng theo ủy quyền của Bộ Chính trị.

Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế có trách nhiệm tham mưu Bộ Chính trị về chủ trương, quy định, nhiệm vụ, giải pháp quản lý biên chế; tổng biên chế, biên chế dự phòng của hệ thống chính trị.

Đồng thời chỉ đạo việc triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, quy định, quyết định của Bộ Chính trị về biên chế của hệ thống chính trị. Và xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng theo ủy quyền của Bộ Chính trị.

Trên đây là những nội dung về Ban chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có nhiệm vụ gì ? do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (987 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!