Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật thì có bị áp dụng các biện pháp thực hành pháp lý không? Trường hợp dưới 14 tuổi là phạm tội, vi phạm pháp luật thì áp dụng những biện pháp xử phạt nào? Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? mời bạn tham khảo!

6vv

Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

1. Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Người dưới 14 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với bất kỳ tội phạm nào, kể cả những tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, người dưới 14 tuổi khi phạm tội thì chỉ có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc bị đưa vào trường giáo dưỡng.

Căn cứ pháp lý về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)”.

Như vậy, pháp luật không quy định khung hình phạt đối với người dưới 14 tuổi khi phạm tội, do vậy người dưới 14 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với bất kỳ tội danh nào, chỉ những người đủ từ 14 tuổi trở lên khi phạm tội thì mới bị áp dụng các biện pháp xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Các biện pháp áp dụng đối với người dưới 14 tuổi phạm tội

- Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Căn cứ pháp lý tại điều 89 và điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

– Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?

Đây là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng (khoản 1 điều 89 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

– Những ai bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?

Căn cứ tại điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:

+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Thời gian áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là bao lâu? Thời gian áp dụng biện pháp giáo dục này dao động từ 3 – 6 tháng (khoản 2 điều 89 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

3. Cha, mẹ của người chưa đủ 14 tuổi phải bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp người chưa đủ 14 tuổi vi phạm pháp luật mà gây ra các hậu quả làm ảnh hưởng đến người khác, gây ra thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác thì cha, mẹ của người phạm tội phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Căn cứ pháp lý về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

  1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
  2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.

4. Người dưới dưới 14 tuổi phạm tội có bị đưa vào cơ sở giáo dưỡng bắt buộc không?

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người dưới 14 tuổi vi phạm sẽ không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc chỉ áp dụng đối với trường hợp người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tại khoản 2 điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể như sau:

“Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

  1. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
  2. a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
  3. b) Người chưa đủ 18 tuổi;
  4. c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
  5. d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận”.

Như vậy, đối với trường hợp người dưới 14 tuổi phạm tội thì sẽ không bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp giáo dục, uốn nắn tại gia đình để trẻ em nhận ra những hành vi sai trái của mình.

5. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (600 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo