Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Tiêu chuẩn giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Vậy quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng gồm những gì? ACC có thể cung cấp cho khách hàng các tư vấn hữu ích nhất trong các lĩnh vực về thủ tục xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhà hàng.

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

1. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng là tài liệu xác nhận từ Cục An toàn thực phẩm, chứng nhận rằng nhà hàng tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép này là điều kiện quan trọng để nhà hàng hoạt động hợp pháp và đảm bảo thực phẩm được chế biến và phục vụ an toàn cho khách hàng.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

 

2. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:
    • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;
    • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
    • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.”

Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp

Phân cấp cấp Giấy chứng nhận

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ

Thẩm định hồ sơ và việc đáp ứng điều kiện cấp của cơ sở

Thẩm xét hồ sơ:

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ.

Nếu quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ. Mà cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu. Thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.

Thẩm định cơ sở:

Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở. Trường hợp ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền

Đoàn thẩm định cơ sở:

  • Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập.
  • Đoàn thẩm định cơ sở gồm từ 3 đến 5 thành viên. Trong đó tương ứng phải có ít nhất 1 đến 2 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm.
  • Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở.

Nội dung thẩm định cơ sở:

  • Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;
  • Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định. Và lập biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện. Biên bản phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 15 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước.

Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương. Để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

 

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

3. Kinh doanh nhà hàng có cần phải xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?

Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Đồng Nai phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì không phải xin giấy phép vệ sin an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:
    • Thực hành sản xuất tốt (GMP).
    • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
    • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
    • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS).
    • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC).
    • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Vì vậy, theo căn cứ trên, nhà hàng để được đi vào hoạt động vẫn cần phải có giấy an toàn vệ sinh thực phẩm. Trừ trường hợp nhà hàng được đặt trong khách sạn hoặc quán ăn nhỏ lẻ chưa đủ tiêu chuẩn nhà hàng.

Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: giay chung nhan ve sinh an toan thuc pham

4. Các loại giấy phép con cần phải có khi kinh doanh nhà hàng?

Để kinh doanh nhà hàng ăn uống thì theo quy định pháp luật hiện hành, các bạn cần có một số các giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (nếu diện tích nhà hàng > 200m2 do Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường – UBND cấp huyện cấp.).
  • Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ; giấy phép bán lẻ thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này. Trong trường hợp công ty thực hiện bán lẻ thuốc lá; bán rượu mà không có Giấy phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng.
  • Xin cấp văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Vì cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến của kinh doanh nhà hàng

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của nhà hàng

  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh. Chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

7. Cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

  • Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực. Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn). Phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục kinh doanh thực phẩm.
  • Đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng. Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu gửi tới Sở Công Thương để được xem xét cấp lại.

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (Bộ phận TNHS và Trả KQ)

Bước 2: Cán bộ Bộ phận TNHS và Trả KQ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn tổ chức/Cá nhân bổ sung. Hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Nộp phí thẩm định khi hồ sơ đầy đủ (đối với trường hợp cấp lại do giấy chứng nhận hết hiệu lực).

Bước 4: Các bộ phận chuyên môn của Sở giải quyết hồ sơ theo quy định. Chuyển kết quả tới Bộ phận TNHS và Trả KQ.

(Trong quá trình giải quyết, nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc thẩm định thực tế chưa đạt yêu cầu. Bộ phận chuyên môn thông tin tới Bộ phận TNHS. Và trả KQ để thông báo cho tổ chức/Cá nhân biết).

Bước 5: Bộ phận TNHS và Trả KQ thu lệ phí, vào sổ và trả kết quả theo giấy hẹn.

8. Trình tự dịch vụ làm xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng của ACC

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng

  • Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm\; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

9. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Chi phí xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phếp an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…) ; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng. ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Bao lâu sẽ có giấy phép?

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Công ty có làm ở nhiều tỉnh thành không?

Với đội ngũ, hê thống và chuyên viên toàn quốc;  ACC tự hào có thể cung cấp dịch vụ khắp cả nước.

Thời hạn hiệu lực của Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhà hàng

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (312 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo