DỊCH VỤ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRỌN GÓI

Sự ra đời của một số chương trình phần mềm đã đơn giản hóa các công việc của một kế toán trong việc tổng hợp số liệu, chứng từ. Nhưng các phần mềm đó có thật sự thay thế được vai trò của kế toán tổng hợp trong một doanh nghiệp hay không?

1.   Khách hàng nên chọn dịch vụ kế toán tổng hợp của LUẬT ACC vào thời điểm nào?

Tùy vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của khách hàng, chúng tối luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ kế toán tổng hợp về:

-          Chứng từ;

-          Thuế

-          Báo cáo tài chính

Trọn gói vào những thời điểm bất kỳ (hàng tháng, quý, nửa năm, năm,..) khi khách hàng phát sinh nhu cầu. Với đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm, Luật ACC sẽ luôn hân hạnh khi được phục vụ quý khách.

2.   Dịch vụ kế toán tổng hợp của chúng tôi mang lại những tiện ích gì?

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất

LUẬT ACC sẽ tiến hành kiểm tra hóa đơn đầu vào

Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.

LUẬT ACC sẽ theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty

3.   Dịch vụ kế toán tổng hợp có giúp doanh nghiệp tổng hợp thuế hay không?

Luật ACC được biết đến với các gói dịch vụ đa dạng và mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, bên cạnh những lợi ích về việc thu thập, xử lý kế toán chúng tôi còn thực hiện công việc tính toán thuế liên quan như sau:

LUẬT ACC sẽ cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện

LUẬT ACC sẽ tiến hành lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách

LUẬT ACC sẽ trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh

LUẬT ACC sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở.

Lập báo cáo thuế, kiểm tra tính hợp lý của hóa đơn GTGT.

4.   Kế toán tổng hợp là gì?

Giống như những đặc thù của ngành kế toán, kế toán tổng hợp là công việc phụ trách chung cho tất cả các hoạt động tài chính, kế toán, của doanh nghiệp.

Các nhân viên kế toán tổng hợp của công ty sẽ tiến hành xử lý, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào trong các sổ sách liên quan. Như vậy, kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về toán bộ tình hình tài chính của công ty trong một kỳ kinh doanh.

5.   Kế toán tổng hợp khác gì so với kế toán trưởng?

Chúng ta có thể nhận thấy điểm khác biệt giữa 2 vị trí này như sau:

-          Kế toán trưởng là người đứng đầu cho bộ phận kế toán. Trong quá trình làm việc, kế toán trưởng chịu trách nhiệm ở phạm vi rộng hơn, tham mưu với các lãnh đạo về các mảng tài chính, kế toán,… trong doanh nghiệp.

-          Kế toán tổng hợp là vị trí mà ở đó người làm kế toán có nhiệm vụ tổng hợp, ghi chép các nghiệp vụ thông qua hệ thống tài khoản và các sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp làm việc dưới quyền của kế toán trưởng.

6.   Trách nhiệm và công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

a.       Công việc theo ngày

Hàng ngày, kế toán tổng hợp có trách nhiệm hướng dẫn các nhân viên kế toán khác thông qua việc điều phối các hoạt động và giải đáp các thắc mắc.

Thu thập, xử lý, ghi chép các số liệu kế toán thông qua hệ thống chứng từ liên quan như: các nghiệp vụ mua bán kinh tế phát sinh, sự biến động của hàng tồn kho,…

Theo dõi, đo lường giá thành sản xuất thực tế so với dự toán theo từng sản phẩm; tỷ lệ hao hụt.

Đối chiếu, xử lý đối với các bảng công nợ của khách hàng.

Hạch toán thu chi, khấu hao, TSCĐ, công nợ, thuế GTGT và các nghiệp vụ liên quan khác.

b.  Công việc theo tháng

Thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra số liệu báo cáo kho định kỳ theo tháng và định mức sản phẩm.

Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty và thực hiện các khoản trích theo lương.

Lập bảng phân bổ chi tiết các loại chi phí trả trước ngắn – dài hạn,… và hạch toán các khoản chi phí đã phân bổ.

Tính toán và thực hiện trích, hạch toán khấu hao tài sản.

Thực hiện kiểm kê các tài sản cố định định kỳ 6 tháng/lần.

Thực hiện đối chiếu và cung cấp các số liệu chi tiết về các khoản chi phí đã phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng.

Thực hiện lập báo cáo thuế.

Theo dõi và kiểm tra hóa đơn GTGT, thuế TNCN.

Lập báo cáo nội bộ theo yêu cầu của cấp trên như: báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu,…

c.   Công việc theo quý

Vào mỗi quý, kế toán tổng hợp phải làm các công việc như:

Trong trường hợp doanh nghiệp đang công tác đủ điều kiện được kê khai thuế GTGT theo quý, kế toán tổng hợp phải thực hiện lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý.

Thực hiện lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.

Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý

Thực hiện lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.

Thực hiện lập báo cáo nội bộ theo quý khi được cấp trên yêu cầu.

Tổng hợp số liệu hạch toán và lập bảng cân đối chi phí phát sinh tài khoản.

Kiểm tra, đối chiếu số liệu từng phần với sổ cái.

d.      Công việc theo năm

Công việc theo năm của một kế toán tổng hợp được chi thành đầu năm và cuối năm:

Đầu năm

 Vào đầu năm, kế toán tổng hợp phải nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã và đang hoạt động. Đối với doanh nghiệp mới thành lập phải nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài.

Thực hiện kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ và hạch toán chi phí thuế môn bài cho năm tài chính mới.

Cuối năm

Vào cuối năm, kế toán tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.

Kiểm tra số dư cuối kỳ đã khớp với các báo cáo chi tiết chưa.

Thực hiện lập bảng cân đối cho số phát sinh tài khoản năm.

Thực hiện lập tờ khai thuế TNDN, TNCN.

Thực hiện lập các báo cáo tài chính.

Thực hiện lập các báo cáo quản trị khi được cấp trên yêu cầu.

In sổ sách: sổ quỹ, ngân hàng, sổ chi tiết,… theo quy định.

7.   Cách lập sổ, chứng từ cho kế toán tổng hợp

Tổ chức chứng từ kế toán có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện về quản lý, pháp lý,.. Vậy, kế toán tổng hợp cần phải lập, tổ chứng chứng từ ra sao?

Các nguyên tắc khi tổ chức chứng từ kế toán:

1.       Phải căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý.

2.       Phải căn cứ vào nội dung, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

3.       Phải căn cứ vào chế độ kế toán do Nhà nước ban hành được áp dụng thống nhất.

Một chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau:

1.       Tên gọi của chứng từ (phiếu chi, hóa đơn,..)

2.       Ngày tháng, năm lập chứng từ.

3.       Số hiệu

4.       Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.

5.       Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ.

6.       Nội dung nghiệp vụ phát sinh của chứng từ đó.

7.       Các chỉ tiêu về lượng, giá trị.

8.       Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về độ chính xác

Tổ chức lập chứng từ là một phương pháp để kế toán dễ dàng phản ánh các nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các giấy tờ theo mẫu quy định. Là khâu đầu tiên trong toàn bộ quy trình kế toán cho nên một chứng từ cần đảm bảo yêu cầu: đúng chủng loại, ghi đầy đủ các yếu tố, đảm bảo được giá trị lưu trữ, cung cấp chính xác kịp thời cho người sử dụng nó.

Kiểm tra chứng từ bao gồm:

1.       Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ phát sinh.

2.       Kiểm tra sự trung thực, đầy đủ của chứng từ.

3.       Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin.

4.       Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của người lập, kiểm tra, xét duyệt chứng từ đối với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

8.   Những kỹ năng mà một kế toán tổng hợp cần có

Một kế toán tổng hợp không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành mà họ còn phải luyện tập các kỹ năng để linh hoạt trong môi trường công việc hiện nay. Và, các kỹ năng đó là:

Năng lực chuyên môn: Theo quy định của Luật Kế toán Việt Nam thì một cá nhân muốn hành nghề phải có các chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bởi lẽ, năng lực chuyên môn luôn là những yêu cầu hàng đầu của nahf tuyển dụng.

Tin học văn phòng: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của một số phần mềm kế toán. Cho nên, kế toán tổng hợp phải thành thạo một số chương trình phần mềm máy tính và các điều cơ bản về Word, Excel,…

Kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành tốt: Tiếng anh chuyên ngành kế toán cũng là một kỹ năng kế toán tổng hợp khá quan trọng nếu muốn trở nên chuyên nghiệp. Tiếng Anh hỗ trợ khi làm việc với người nước ngoài, chủ động hơn khi đọc các báo cáo tài chính hay những tài liệu kế toán bằng tiếng Anh.

Phân tích, quan sát tổng hợp: Kế toán tổng hợp phải làm khá nhiều việc như thu thập chứng từ, hoá đơn, sổ sách, ghi sổ, báo cáo, thu chi… đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát, phân tích, nhận định những nghiệp vụ phát sinh. Từ đó tổng hợp và đưa ra những bút toán, hạch toán chính xác nhất.

Quản lý thời gian: khối lượng thông tin mà kế toán tổng hợp cần xử lý khá nhiều và phức tạp. Chính vì thế, họ cần phải phân bổ các khoản thời gian để thực hiện các công việc một cách thích hợp và nhằm vào sản phẩm cuối cùng là báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (203 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo