Tổng hợp các loại chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp

 

Chi phí thành lập công ty hay lệ phí thành lập doanh nghiệp luôn là băn khoăn của hầu hết các tổ chức hay cá nhân đang có dự định thành lập công ty. Dưới đây là tất cả các chi phí mà khách hàng phải biết khi thành lập doanh nghiệp, mời bạn tìm hiểu cùng với Công ty Luật ACC.

Tổng hợp các loại chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp

Tổng hợp các loại chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp

I. Chi phí thành lập công ty gồm những gì?

1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là khoản phí bắt buộc phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty. Mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp năm 2024 sẽ được áp dụng theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC.

Theo đó, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp năm 2024 (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) là 50.000 đồng/lần.

2. Phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng

Phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí công bố thông tin về tên, trụ sở chính, logo, con dấu, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thành viên/cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Chi phí duy trì và cập nhật thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bạn có thể nộp phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại:

Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi bạn muốn thành lập công ty.

Hoặc nộp trực tuyến qua: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

3. Phí khắc dấu

Phí khắc dấu là khoản chi phí bạn phải trả khi yêu cầu dịch vụ khắc dấu cho doanh nghiệp hoặc cá nhân. Mức phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như:

Dấu tên:

Loại dấu phổ biến nhất, thường được sử dụng để đóng trên các văn bản, hợp đồng.

Mức phí dao động từ 80.000 đến 200.000 đồng

Dấu chức danh:

Dùng để đóng trên các văn bản, hợp đồng thể hiện chức danh của người sử dụng.

Mức phí dao động từ 100.000 đến 300.000 đồng

Dấu tròn:

Dùng để đóng trên các văn bản, hợp đồng, hóa đơn,... thể hiện logo hoặc tên đầy đủ của doanh nghiệp.

Mức phí dao động từ 200.000 đến 500.000 đồng

Dấu vuông:

Dùng để đóng trên các văn bản, hợp đồng, hóa đơn,... thể hiện tên viết tắt của doanh nghiệp.

Mức phí dao động từ 150.000 đến 400.000 đồng

Dấu logo:

Dùng để đóng trên các văn bản, hợp đồng, hóa đơn,... thể hiện logo của doanh nghiệp.

Mức phí dao động từ 300.000 đến 600.000 đồng

4. Phí mua chữ ký số

Để có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và các thủ tục điện tử khác, việc mua chữ ký số là bắt buộc. Các doanh nghiệp cần cân nhắc giữa các gói dịch vụ và chi trả mức phí tương ứng:

  • Gói cơ bản: 1.530.000 đồng/năm.
  • Gói nâng cao: 2.030.000 đồng/năm.

5. Phí làm biển công ty

Biển công ty không chỉ là một phần của quảng cáo, mà còn là dấu ấn về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Chi phí cho việc làm biển công ty như sau:

  • Biển công ty mica: 200.000 đồng/bảng.
  • Biển công ty hiflex: 150.000 đồng/bảng.

6. Phí mở tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng là nền tảng quan trọng cho các giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Thủ tục mở tài khoản không mất phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo một khoản tiền nhất định, tùy thuộc vào quy mô và loại hình ngân hàng mà mức tối thiểu của tài khoản là khác nhau.

7. Kê khai và nộp lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài căn cứ vào số vốn điều lệ công ty và chia thành:

• Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3,000,000 | đồng/năm

• Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ lệ phủ môn bài là 2.000.000 | đồng/năm

• Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khá phổ môn bài là 1.000.000 đồng/ năm

8. Phát hành hóa đơn điện tử

Phí mua phần mềm hóa đơn điện tử: 2.000.000 (500 tờ) Tùy thuộc vào số lượng hoá đơn điện tử cần mua mà chi phí cho việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Có thể giao động từ 1.0000.000 -3,000,000 – Doanh nghiệp mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp tức lệ phí môn bài Cả năm nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và trả số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm).

9. Phí dịch vụ tư vấn thành lập công ty (nếu có)

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, nhiều công ty cung cấp dịch vụ tư vấn với mức phí phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Phí này có thể dao động từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào phạm vi và độ phức tạp của dự án.

chi-phi-thanh-lap-cong-ty-gom-nhung-gi

Chi phí thành lập công ty có thể thay đổi tùy theo:

  • Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp TNHH một thành viên, công ty cổ phần, ...
  • Quy mô hoạt động: Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn.
  • Địa điểm thành lập: Thành phố lớn, tỉnh lẻ.

II. Chi phí thành lập công ty cổ phần? Muốn thành lập công ty cổ phần cần có bao nhiêu tiền?

Chi phí thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Lệ phí nộp hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh: 100.000 đồng

Phí con dấu và bố cáo mẫu dấu công ty: 450.000 đồng

Phí công bố thông tin công ty mới thành lập trên Cổng thông tin quốc gia: 200.000 đồng

Muốn thành lập công ty cổ phần cần có bao nhiêu tiền?

– Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa để thành lập công ty cổ phần, tiềm lực kinh tế của bạn càng mạnh thì bạn có thể bỏ vốn càng nhiều vào kinh doanh. Vốn được chia làm 2 loại là vốn pháp định và vốn điều lệ. Trong đó, vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Còn vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn. Do đó, vốn điều lệ là số vốn mà công ty cổ phần dù kinh doanh bất kì ngành nghề nào cũng cần phải có, còn vốn pháp định thì lại chỉ áp dụng cho một số ngành nghề.

Về cơ bản mức vốn tối thiểu thành lập công ty ban đầu sẽ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:

– Số vốn góp bằng vật chất hoặc các tài sản góp vốn khác của các thành viên góp vốn (cổ đông );

– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;

– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn;

– Mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ yêu mức vốn pháp định khác nhau, ví dụ:

  • Kinh doanh Bất động sản: Vốn pháp định 20 tỷ đồng
  • Kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: Vốn pháp định 600 tỷ đồng
  • Kinh doanh Môi giới chứng khoán: Vốn pháp định 25 tỷ đồng
  • Kinh doanh Dịch vụ kiểm toán: Vốn pháp định 1 tỷ đồng
  • Sản xuất phim: Vốn pháp định 1 tỷ đồng

III. Thủ tục và chi phí thành lập công ty TNHH

1. Thủ tục để thành lập công ty TNHH

Thủ tục để thành lập công ty TNHH

Thủ tục để thành lập công ty TNHH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên công ty (đối với Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên).
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty.
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với thành viên là tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và quyết định uỷ quyền của người đại diện.
  • Quyết định góp vốn của thành viên là tổ chức.
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.
  • Giấy ủy quyền cho thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn về thủ tục thành lập công ty TNHH, mời xem tại: Thủ tục thành lập công ty TNHH

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty

Trong sự thay đổi đáng chú ý so với quy trình trước đây, việc nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH không chỉ là bước quan trọng để khởi đầu doanh nghiệp mới mà còn đồng thời là quãng thời gian công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp. Ngay khi Quý khách hàng nộp hồ sơ, lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cũng được kèm theo để tạo nên một quy trình đồng bộ và hiệu quả.

Điều này có nghĩa là, ngay từ lúc công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin chi tiết về doanh nghiệp đó sẽ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc này giúp tăng cường tính minh bạch, minh chứng cho sự chính xác và hợp pháp của doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh. Bằng cách này, ngay từ bước khởi đầu, doanh nghiệp đã chứng minh cam kết của mình đối với quy định và quy trình pháp luật.

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của công ty

Trong vòng 01 ngày, tính từ ngày công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia tại Luật Việt An sẽ nhanh chóng thực hiện quy trình khắc dấu pháp nhân cho Quý công ty. Điều này giúp doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu ngay và tiếp tục các hoạt động kinh doanh một cách liền mạch.

Hiện nay, sau khi đã thực hiện quy trình khắc dấu, công ty TNHH không còn bắt buộc thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Điều này đặc biệt áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp, trừ khi đối mặt với các loại hình kinh doanh đặc thù, con dấu do cơ quan công an cấp và yêu cầu thực hiện thủ tục đăng bố cáo.

Nổi bật, hiện nay, công ty có quyền tự do khắc nhiều con dấu mà không gặp bất kỳ hạn chế nào. Sự linh hoạt này giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với nhu cầu kinh doanh và quản lý thông tin nội dung trên các con dấu. Điều quan trọng là các con dấu cần đảm bảo sự đồng nhất về mặt hình thức và chứa đựng thông tin chính xác như tên và mã số doanh nghiệp.

2. Chi phí thành lập công ty TNHH

Muốn thành lập công ty TNHH, dù là 1 thành viên hay 2 thành viên thì ngoài những điều kiện như hồ sơ, năng lực, địa chỉ, vốn…. thì khi nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư, khách hàng còn phải đóng một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật:

  • Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh: 100.000đ
  • Chi phí đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp: 300.000đ

Ngoài các loại chi phí nêu trên, công ty sẽ phải thanh toán thêm 1 số chi phí sau khi thành lập công ty xong như:

  • Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp: 450.000đ
  • Chi phí đặt bảng hiệu doanh nghiệp: 200.000đ
  • Chi phí mua chữ ký (Token) số gói 1 năm: 1.530.000đ
  • Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là: 1.000.000đ
  • Chi phí sử dụng hóa đơn.

IV. Chi phí thành lập công ty liên doanh

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Thông thường, công ty liên doanh sẽ được thành lập theo loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, do đó chi phí thành lập công ty liên doanh cũng chính là chi phí thành lập công ty cổ phần hoặc công ty TNHH (đã trình bày ở trên).

Vốn pháp định của công ty liên doanh nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Và mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

V. Hạch toán chi phí thành lập công ty con

Hạch toán chi phí thành lập công ty con

Hạch toán chi phí thành lập công ty con

Hạch toán là quá trình theo dõi, đo lường, tính toán, ghi chép lại các hoạt động kinh tế. Mục đích của hạch toán là để giám sát, quản lý các hoạt động này một cách chặt chẽ, chính xác. Các công ty cần phải hạch toán chi phí thành lập công ty để có thống kê số liệu về các khoản tiền đã chi ra cùng với đó là được trừ thuế theo quy định của pháp luật. Việc chi phí của công ty con có được đưa vào hạch toán công ty mẹ hay không phụ thuộc vào công ty con đó là công ty hạch toán phụ thuộc hay độc lập. Khi kê khai thuế đối với công ty con của công ty hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là do quy định cụ thể của từng công ty.

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC có các quy định những chi phí dưới đây không phải là tài sản cố định vô hình mà sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều nhất 3 năm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Chi phí thành lập công ty
  • Chi phí đào tạo nhân viên
  • Chi phí quảng cáo trước khi thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu
  • Chi phí chuyển dịch địa điểm
  • Chi phí mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, giấy chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định rõ trừ những trường hợp được nêu tại khoản 2 doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng điều kiện sau:

  • Các khoản chi phí này phát sinh thực tế có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Chi phí này có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

VI. Chi phí thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ): 50.000 đồng.
  • Phí công bố thông tin là: 100.000 đồng.
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

VII. Chi phí thành lập công ty trọn gói

1. Chi phí thành lập công ty xây dựng

Một số Chi phí thành lập công ty xây dựng:

Nội dung

Chi phí cần đóng

Lệ phí đăng ký thành lập công ty xây dựng

100.000 đồng

Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp,

300.000 đồng

Chi phí khắc con dấu cho doanh nghiệp

Mức giá cho con dấu tròn của công ty sẽ dao động từ 250.000 đến 350.000. Dấu chức danh doanh nghiệp của Giám đốc, chủ tịch công ty sẽ dao động từ 70.000 đến 150.000.

Chi phí mua chữ ký số

Chữ ký số có thời hạn sử dụng 03 năm thì mức chi phí giao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Phí mở tài khoản ngân hàng

Để mua chữ ký số, doanh nghiệp có thể liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina,
Vinca… Chi phí chữ ký số phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ.

Chi phí thông báo thông tin tài khoản ngân hàng của công ty

Doanh nghiệp tự mình thực hiện việc thông báo này thì sẽ không mất phí nhưng trong tài khoản ngân hàng của 1 trường hợp doanh nghiệp thuê các đơn vị thực hiện thay mình hoạt động trên thì sẽ phải trả công ty phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ

Lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào số vốn điều lệ đăng ký khi thành lập công ty

Theo đó, mức tiền lệ phí môn bài đối với công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 vào số vốn điều lệ đăng ký | đồng, đối với công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí là 2.000.000. Lệ phí khi thành lập công ty
môn bài được đóng theo năm.

Căn cứ tại Thông tư 47/2019/TT-BTC thì chi phí thành lập công ty du lịch quy định cụ thể như sau:

– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 50.000 Đồng/lần

– Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp

  • Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 20.000 Đồng/bản
  • Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp: 40.000 Đồng/bản
  • Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp: 150.000 Đồng/báo cáo
  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 Đồng/lần
  • Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên: 4.500.000 Đồng/tháng

– Chi phí khác sau khi thành lập công ty du lịch

  • Chi phí cho việc đặt bảng hiệu công ty (loại dán hoặc treo): 150.000 VND – 500.000 VND
  • Chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng công ty: Nộp 1.000.000 VND tiền duy trì tài khoản
  • Chi phí cho việc sử dụng chữ ký số công ty: 1.500.000 VND – 2.500.000 VND
  • Chi phí cho việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử: 1.0000.000 VND – 3.000.000 VND
  • Chi phí cho việc nộp thuế môn bài công ty: 2.000.000 – 3.0000.000 VND (tùy mức vốn điều lệ)

Ngoài ra, khi tiến hành kinh doanh dịch vụ lữ hành thì công ty cần phải tiến hành ký quỹ theo quy định của Nghị định 168/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

  1. a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
  2. b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
  3. c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

2. Chi phí thành lập công ty luật

  • Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000 đồng.
  • Chi phí đăng bố cáo thành lập mới doanh nghiệp: 300.000 đồng.
  • Chi phí khắc dấu công ty: phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu đưa ra chi phí thực hiện công việc này đồng thời phụ thuộc vào loại con dấu mà doanh nghiệp yêu cầu đơn vị khắc dấu thực hiện. Con dấu tròn: 250.000 đồng đến 350.000 đồng.
  • Chi phí đặt bảng hiệu công ty: Phụ thuộc vào chất liệu, kích thước bảng hiệu.
  • Chi phí mua chữ ký (Token) số gói 1 năm: 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng.
  • Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là: 1.000.000 đồng.
  • Chi phí sử dụng hóa đơn:

Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350,000 đ.

Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau. 

3. Chi phí thành lập công ty sản xuất phim

Hiện nay, sản xuất phim không còn là ngành kinh doanh có điều kiện nên không bị ràng buộc về vốn của công ty. Trước đó, pháp luật quy định mức vốn pháp định đối với công ty hoạt động ngành nghề sản xuất phim là 1 tỷ đồng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký với số vốn mà mình dự kiến đầu tư. Bên cạnh vốn pháp định, công ty sản xuất phim cần chi trả các khoản phí sau:

Chi phí nhà nước

  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 100.000đ
  • Phí công bố thông tin (đăng bố cáo): 300.000đ
  • Ký quỹ khi mở tài khoản: 1.000.000đ

Chi phí ngoài

  • Chi phí làm bảng hiệu công ty: 200.000đ
  • Chi phí làm bảng hiệu công ty: 400.000đ
  • Chi phí mua Chữ ký số (gói rẻ nhất, 12 tháng): 1.600.000đ
  • Chi phí in hóa đơn: 330.000đ

Chi phí trả cho đơn vị tư vấn

  • Từ 1.500.000 – đến 4.000.000 Tùy theo từng công ty tư vấn có mức phí khác nhau
  • Quý khách không phải chi khoản này nếu tự đi làm các thủ tục

VIII. Lưu ý quan trọng khi tính toán chi phí thành lập công ty

Trước khi bước vào quy trình thành lập một doanh nghiệp, việc cập nhật và hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan đến chi phí đăng ký doanh nghiệp là một bước không thể thiếu. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý để tính toán chi phí một cách chính xác và hiệu quả:

1. Cập nhật quy định pháp lý mới nhất

Trước hết, hãy đảm bảo bạn đã cập nhật các quy định mới nhất về chi phí đăng ký doanh nghiệp. Điều này bao gồm:

  • Tìm hiểu về Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.
  • Xem xét Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Kiểm tra các quy định cụ thể của địa phương về chi phí đăng ký doanh nghiệp.

Việc nắm vững những quy định này sẽ giúp bạn tránh được các sai sót không cần thiết và tính toán chi phí một cách chính xác.

2. Dự trù các khoản chi phí phát sinh

Ngoài các chi phí bắt buộc, bạn cũng cần dự trù cho các khoản chi phí phát sinh khác có thể xuất hiện trong quá trình này. Các khoản chi phí này có thể bao gồm:

  • Phí dịch vụ công chứng.
  • Chi phí thuê văn phòng.
  • Chi phí mua hóa đơn.
  • Chi phí thiết kế logo, website và các yếu tố quan trọng khác liên quan đến việc xây dựng thương hiệu của công ty.

Tổng hợp các khoản chi phí này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thành lập công ty của mình

3. Lựa chọn dịch vụ thành lập công ty uy tín

Để đảm bảo quá trình thành lập công ty diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất, việc lựa chọn một dịch vụ thành lập công ty uy tín là rất quan trọng. Khi lựa chọn, hãy xem xét các tiêu chí sau:

  • Kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực thành lập công ty.
  • Đội ngũ chuyên nghiệp và có kiến thức vững về pháp luật.
  • Chi phí hợp lý và cạnh tranh.
  • Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chu đáo sau khi công ty đã được thành lập.

Bạn có thể tham khảo lựa chọn Dịch vụ thành lập công ty của ACC. Chọn ACC là chọn sự uy tín và chuyên nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự cam kết tận tâm, chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi bước của quá trình thành lập công ty. Hãy để ACC giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp của bạn và chinh phục mọi thách thức trong hành trình kinh doanh. Chi tiết xem tại: Dịch vụ thành lập công ty của ACC.

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp có tại ACC

Cơ sở pháp lý liên quan chi phí thành lập công ty

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Thông tư số 47/2019/TT-BTC

Nghị định 22/2020/NĐ-CP

Thông tư 45/2013/TT-BTC

Thông tư 119/2014/TT-BTC

IX. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chi phí khi thành lập

Ai có quyền thành lập công ty?

Theo quy định của pháp luật, chỉ cần trên 18 tuổi không thuộc đối tượng không được thành lập quản lý doanh nghiệp là có thể thành lập công ty. Đối với cán bộ công chức, viên chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần do được nhận chuyển nhượng như việc đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.

Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?

  • Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký
  • Thuế Giá trị gia tăng (chỉ phải đóng thuế nếu phát sinh)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận, chỉ phải đóng khi công ty có lãi)

Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?

Sau khi thành lập công ty dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập), tuy nhiên hàng quý doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế như sau:

  • Kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
  • Báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Nếu như thành lập hộ kinh doanh cá thể, Quý khách hàng nộp tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở… thì khi thành lập công ty, Quý khách hàng nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trên đây là nội dung liên quan đến chi phí thành lập công ty do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích về chi phí thành lập công ty  đối với bạn. Chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu hơn về vấn đề chi phí thành lập công ty này để tránh khỏi các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bạn. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (292 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo